| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cỏ lá gừng

Mã sản phẩm: CCLG-057
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Thảm có lá gừng làm xanh mát cả một khoảng rộng trong sân vườn, công viên, đường phố.Cỏ lá gừng là một trong những loại cỏ được sử dụng nhiều trong cảnh quan để trồng phủ nền trong công viên, sân vườn, trường học, đường phố, … Cỏ lá gừng dễ trồng và chăm sóc nên được sử dụng phổ biến.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CỎ LÁ GỪNG

- Tên thường gọi: Cỏ lá gừng, cỏ lá tre

- Tên khoa học:  Axonopus Compressus

- Họ: Poaceae (Hòa thảo)

- Nguồn gốc: Miền nam Hoa Kỳ, Mexico và Brazil.

 

1. Đặc điểm hình thái

Cỏ là thân nhỏ, với cành nhánh bò sát mặt đất.

Lá là dạng đơn với dáng bầ u dục nhỏ dài. Phần cành và cuống kéo dài ra thành gốc có màu đỏ nâu.

Phiến lá xanh bóng đẹp tự nhiên, ở viền có các lông nhỏ. Cỏ có ra hoa và hoa màu vàng nhạt, hơi ửng đỏ ở đoạn đầu. Hoa mọc thành cụm mỗi cụm dài từ 3-4cm. Trong mỗi bông lại chứa khoảng 20 – 40 hạt

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cỏ lá gừng được biết đến với tốc độ sinh trưởng rất nhanh và có xu hướng thân bò sát đất, đây là loại cây ưa nắng hoặc chịu bóng bán phần, chịu được nóng và hạn tốt, nhu cầu tưới nước của loại cỏ này cũng không đòi hỏi quá nhiều mà chỉ cần ở mức trung bình. Đây là loại cỏ rất dễ trồng và chăm sóc, chính vì thế mà nó rất được ưa chuộng và trồng nhiều ở nước ta bởi tốc độ sinh trưởng và phát triển của nó rất tốt, nó có thể thích nghi được với hầu hết các loại đất thậm chí là lớn được rất nhanh sau đó là mọc lan sang các khu đất trống khác.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Cỏ gừng là cỏ trồng sân vườn, có khả năng tạo thành thảm đẹp. Lá cỏ xanh tươi mềm mượt nên tạo cảm giác thoải mái khi nhìn.

Cỏ chịu giẫm đạp tốt, độ hồi phục cao; nên các hoạt động như chạy nhảy, đi đứng, nằm, ngồi trên cỏ không khiến chúng bị hư tổn nhiều. Chỉ cần đủ nước và phân bón cỏ sẽ xanh tươi trở lại.

Do thân cỏ lá gừng to và chắc, lại có khả năng bò lan và đan thảm dầy, cỡ khoảng 3-5cm so với mặt đất. Rễ cỏ lan rộng và bám chặt, giữ đất tốt, giúp cho đất không bị sạt lở hay xói mòn. Nên cỏ có thể cản trở dòng chảy mạnh của nước mưa. Chính vì thế cỏ được ứng dụng trồng taluy, khá hiệu quả và chắc chắn.

 

Ứng dụng cỏ lá gừng trồng Versicell – Mái vòm.

Versicell hiểu nôm na là các vật liệu lót, có tác dụng chống thấm theo công nghệ nước ngoài; giúp hỗ trợ trồng cỏ trên các mái nhà hay sân thượng…

Và cỏ gừng thích hợp để trồng tạo thành các mảng xanh trên cao. Do chúng dễ chăm sóc, lại hút nước nên ít khi gây ra hiện tượng ngập úng.

 

Ứng dụng cỏ gừng trồng trong các cảnh quan

Ngoài sân vườn ra, cỏ gừng  là một trong những lựa chọn tối ưu cho các không gian xanh, các công trình kiến trúc hiện đại, theo xu hướng gần gũi với thiên nhiên. Có thể kể đến như bãi cỏ công viên, sân vận động hay các khu du lịch, resort nghỉ dưỡng, …

Cỏ có mùi thơm non thoang thoảng mỗi buổi sáng và hoàng hôn; nên lại càng được ưa chuộng nhiều hơn nữa.

 

2. Trong phong thủy

Cỏ lá gừng có màu xanh mướt, sức sống mạnh mẽ thể hiện ý chí, niềm lạc quan, hy vọng trong cuộc sống.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CỎ LÁ GỪNG

1. Nước

Cần đảm bảo tưới nước đầy đủ cho cỏ để cỏ luôn xanh mát. vào mùa hè cần tưới 2 lần/ ngày. Và linh hoạt tưới nước vào mùa mưa cho phù hợp.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Đây là cây ưa sáng nên thích hợp nhất với nơi có nhiều ánh sáng. Vào mùa hè ở những nơi có nắng, cỏ lá gừng phát triển rất mạnh. – Cỏ gừng không ưa bóng râm nên bạn không trồng chúng ở bóng râm. Môi trường thiếu ánh sáng khiến chúng kém phát triển hoặc bị chết.

 

3. Đất trồng

Cỏ lá gừng sinh trưởng tốt trên hầu hết các loại đất. Nhưng điều quan trọng làm nên một tấm thảm cỏ đẹp chính là dinh dưỡng và thoát nước tốt nhé.

 

4. Phân bón

Bạn cần phải bón phân để giúp cây kích rễ và sinh trưởng tốt hơn. Khi cây đã phát triển ổn định sẽ thực hiện chăm sóc cây theo từng giai đoạn. Lượng phân để bón cho cỏ sẽ rơi vào khoảng 2kg cho 100m2 cỏ.

 

5. Nhân giống

Có 2 phương pháp chính là gieo hạt và tách cây con từ cây mẹ, cùng tìm hiểu xem cỏ lá gừng được nhân giống như thế nào qua 2 phương pháp này nhé.

Khi nhân giống bằng hạt thì bạn sẽ ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 nóng 3 nguội và ngâm trong 8-10 tiếng, sau đó rải đều các hạt giống tùy theo mật độ số cây cỏ mà bạn muốn phủ, tiếp theo thì phủ 1 lớp đất mỏng lên hạt giống. Cuối cùng thì tưới ẩm đất trồng vào lúc sáng sớm và chiều mát, trong khoảng 3 ngày thì bạn sẽ thấy hạt bắt đầu nứt mầm và hình thành nên cây con.

Đối với phương pháp nhân giống bằng cách tách cây con từ cây mẹ thì đây là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất khi trồng cỏ lá gừng, các cây con mọc từ mắt thân của cây mẹ và hình thành nên bộ rễ tương đối có khả năng sống và phát triển cao. Khi thực hiện thì bạn nên sử dụng cuốc cầm tay loại nhỏ để cuốc vào đất khoảng 3cm và tiến hành đưa cây con rồi lấp đất lại là xong. Trong quá trình cấy cây con thì bạn nên tưới nước liên tục vào lúc sáng sớm và chiều mát trong khoảng 10-15 ngày để cây có thể quen với môi trường đất mới.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Tổ kiến trên thảm cỏ: sử dụng thuốc trừ sâu hoặc tốt nhất là thuốc trừ sâu sinh vật.

 

Ấu trùng bọ cánh cứng: thường ăn rễ cỏ lá gừng và thu hút chim xuống rỉa cỏ. Có thể sử dụng chất hóa học nhưng tốt nhất nên sử dụng biện pháp sinh học bằng cách hòa nước với thuốc trừ sinh học.

 

Ấu trùng của ruồi dài chân trên cỏ: Thường ăn rễ cỏ dẫn đến cỏ bị vàng úa hoặc nâu và thu hút chim ăn sâu phá hại cỏ. Sử dụng biện pháp phủ bao ni-long lên bãi cỏ lá gừng để thu hút ấu trùng nổi lên bề mặt và chim dễ dàng ăn chúng.

 

Nấm mốc nhờn ở cỏ lá gừng: Thường xuất hiện vào cuối mùa hè và mùa thu, chúng không quá gây hại. Tuy nhiên, bệnh không có thuốc trị nên chỉ có thể phòng bệnh bằng cách thông khí và xới cỏ, khi xuất hiện nấm thì xịt nước để rửa sạch ngay lập tức.

 

Bệnh mốc trắng ở cỏ: Thường thấy vào mùa thu hoặc mùa lạnh, với hiện tượng là một lớp phủ trắng trên những đám cỏ vàng hoặc hơi nâu, chúng lây lan rất nhanh và phá hại bãi cỏ. Cần xới cỏ lá gừng để giảm rủi ro gây bệnh và hạn chế bón nhiều nitơ vào mùa thu- Bệnh đỏ lá: là loại bệnh phổ biến gây hại cho cỏ, thường phát triển mạnh nhất vào mùa hè và mùa thu. Cỏ khi nhiễm bệnh sẽ bị nhuốm đỏ thành từng mảng khác nhau, sau đó chuyển sang màu nâu rồi chết. Cần thường xuyên thông khí và xới cỏ, đồng thời bón phân đạm SA (ammonium sulfate) ngay khi có những triệu chứng lác đác trên cỏ.

 

Bệnh gỉ sắt trên cỏ: thường lây lan rất nhanh, gây vàng cỏ. Bệnh không có hóa chất đặc trị, chỉ có thể ngăn chặn tình trạng lây lan bằng cách thường xuyên cắt tỉa và dọn sạch cỏ lá gừng đang bị bệnh. Tránh dùng nhiều phân nitơ vào mùa thu, vì chúng kích thích tăng trưởng cao, dễ làm cây nhiễm bệnh.

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng