| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây xương rồng

Mã sản phẩm: CXR-030
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Xương Rồng là loại cây có gai, thân mọng nước được trồng phổ biến khá tại Việt Nam để làm cảnh, trang trí nhà cửa. Tuy nhiên cây xương rồng có rất nhiều loại và để thực sự hiểu về loài cây này thì không có nhiều người làm được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết về ý nghĩa, tác dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng nhé.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY XƯƠNG RỒNG

- Tên thường gọi: Cây Xương Rồng

- Tên khoa học: Cactaceae

- Họ: Cactaceae

- Nguồn gốc: Châu Mỹ

 

1. Đặc điểm hình thái

Xương rồng không có lá, mà thay vào đó là các gai nhọn. Thân xương rồng xanh lục, rất mọng nước. Sở dĩ xương rồng có thể sống ở vùng đất nóng và khô cằn vì các lá cây đã tiêu giảm thành những gai, gai này giúp cho cây không bị mất nước trong điều kiện khắc nghiệt.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Xương rồng thuộc loại thực vật mọng nước, phát triển đa dạng như phủ sát mặt đất, mọc thành bụi hay cây lớn. Phần lớn cây sinh trưởng trên đất nhưng cũng có một số loại ký sinh trên cây khác.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

cây xương rồng là khả năng hấp thụ các tia điện tử từ các thiết bị máy tính, điện thoại,… giúp bảo vệ sức khỏe con người. Nhờ khả năng quang hợp mạnh mẽ ngay cả trong điều kiện thiếu sáng như phòng kín giúp làm lọc không khí, giúp tinh thần thư giãn, sảng khoái hơn.

 

2. Trong phong thủy

xương rồng cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong phong thủy. Việc trồng xương rồng trong nhà có thể ảnh hưởng vận khí đến gia chủ. Ví dụ như khi đặt ở trong nhà khiến mất đi năng lượng tốt của gia đình, đặt ở bàn làm việc khiến công việc dễ trắc trở, ...

Vì thế bạn có thể đặt xương rồng ban công, ngoài vườn hay sân trước nha. Vì sự gai góc của xương rồng có thể hóa giải khí xấu xâm nhập vào nhà.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY XƯƠNG RỒNG

1. Nước

Là loài sống trong sa mạc, nhu cầu nước của cây xương rồng không nhiều. Tưới cây vài ngày một lần và giữ ở mức vừa đủ để đất thấm nước.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Để xương rồng phát triển tốt, bạn đặt chậu ở nơi nhiều ánh sáng tự nhiên nhất như cửa sổ, ban công, sân thượng.

 

3. Đất trồng

Cây không cần quá nhiều dinh dưỡng nhưng bạn vẫn phải đảm bảo đất đủ chất để cây phát triển tốt. Lưu ý xới đất để đảm bảo đất thoát nước tốt.

 

4. Phân bón

Để chậu xương rồng của bạn được sinh trưởng tốt và đẹp hơn, bạn nên bón phân có chứa NPK cho cây. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây để lựa chọn phân bón cho phù hợp.

 

5. Nhân giống

Cách trồng xương rồng bằng hạt

Có thể trồng xương rồng mix từ hạt giống trong lọ thủy tinh, chậu đất nung, …

Giữ đất ẩm, tơi xốp, rải đều hạt giống xương rồng rồi lấp một lớp đất mỏng lên. Sau đó, mang chậu ra nơi có nhiều ánh sáng ấm áp để cây xương rồng phát triển.

 

Cách trồng xương rồng bằng nhánh, thân

Những loại xương rồng quý hiếm như xương rồng móng rồng, sao biển, thanh sơn, vạn lý trường thành… thì trồng bằng nhánh, thân cây sẽ đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất cho cây.

Dùng dao sắc để chiết nhánh xương rồng từ cây mẹ, rồi để nhánh vào nơi mát mẻ, đến khi vết cắt thành sẹo thì trồng vào chậu. Sau khi nhánh xương rồng chiết mọc rễ là cây có thể sống được.

Trường hợp muốn trồng xương rồng làm hàng rào hoặc vườn xương rồng lớn thì có thể áp dụng cách này, bởi ưu điểm khi trồng xương rồng bằng thân, nhánh là cây sẽ phát triển khá nhanh, khỏe và đẹp. Tuy nhiên, số lượng cây con sẽ không nhiều như khi trồng bằng hạt giống.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Rệp sáp hại xương rồng

Loài sâu bệnh thường gặp nhất trên cây xương rồng decor chính là rệp sáp.

Triệu chứng

Dấu hiệu nhận biết là các đốm li ti màu trắng bám trên thân cây. Nếu để lâu, rệp sẽ hút hết chất dinh dưỡng của cây và làm cho cây trở nên xấu xí.

Nguyên nhân gây bệnh

Rệp sáp gây bệnh ở xương rồng có tên khoa học là Diaspis echinocacti Bouche, thuộc bộ Cánh Đều, họ Rệp Sáp Hình Thuẫn. Chúng dùng miệng hút nhựa cây xương rồng và khiến cây bị yếu đi.

Rệp cái có hình dáng hơi tròn rộng 1mm, dài 1,2mm, thân lồi lên màu trắng, đôi khi màu hơi vàng, phần giữa vỏ màu nâu sẫm. Rệp đực màu trắng, dài khoảng 1mm.

Mùa sinh sản của chúng từ tháng 5-7 và vào tháng 10. Chúng sẽ sinh sản từ 2-3 lứa mỗi năm.

Biện pháp phòng trừ

Vào thời gian rệp nở trứng, dùng thuốc DDVP 0,1% hoặc Sumithion 0,1% hoặc pha hỗn hợp lưu huỳnh + vôi 0.5% và Malathion 0,2% để diệt rệp con.

 

Bệnh thối gốc xương rồng

Bệnh thối gốc xuất hiện phổ biến ở tất cả các loại xương rồng. Bệnh có thể gây ra nhiều nguy hiểm với hầu hết các loại xương rồng trồng ở trong nhà.

Triệu chứng

Xuất hiện ở gốc hoặc những vết thương do chiết cành. Lúc đầu có thể là các đốm thối có nhiều nước màu nâu đen hoặc xám, các chấm mốc màu trắng hoặc đỏ tím ở nơi tiếp giáp của phần khỏe và phần bị bệnh. Khi bệnh lan rộng trên thân, cây có thể bị khô dần và chết.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thối gốc ở xương rồng di nấm lưỡi liền (Fusarium oxysporum Schlecht) trong lớp nấm bào tử sợi gây ra. Bệnh có thể xuất hiện do việc bón phân chưa hoại, việc chiết ghép hoặc các loại côn trùng gây hại có thể tạo thuận lợi cho nấm phát triển. Độ ẩm càng cao, bệnh càng phát triển mạnh. Nhiệt đô thuận lợi để nấm phát triển là 25 – 30 độ C.

Biện pháp phòng trừ

Chọn hỗn hợp đất trồng xương rồng và phân hoại không có nấm bệnh. Nếu đất nhiễm bệnh cần được khử trùng bằng Formalin 50ml/m2, đợi đến khi thuốc bay hết hơi mới đem cây vào trồng.

Khử trùng công cụ chiết ghép cây bằng cồn 70 độ. Với các cây bị bệnh cần nhổ bỏ và đốt đi và tiến hành các biện pháp khử trùng đất. Định kỳ phun thuốc Daconil 0.1 %

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng