| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Xoài

Mã sản phẩm: CX-035
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Xoài được biết đến là giống cây mang lại giá trị kinh tế rất cao, bên cạnh đó giá trị dinh dưỡng trong quả xoài thì không phải nói nhiều, để có thể chăm sóc cây xoài phát triển tốt, cho ra nhiều quả, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY xoài

Tên thường gọi: Cây xoài

Tên khoa học: Mangifera indica L

Họ: Anacardiaceae

Nguồn gốc: vùng nhiệt đới

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây xoài là giống cây thân gỗ lớn, cây mọc khỏe, cây có thể cao từ 10-20m, cây có tán lá rộng, cây càng lớn thì tán lá cây càng rộng, mỗi loại xoài sẽ có độ tán cành khác nhau.

Lá mọc đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá hình thuôn mũi mác, nhẵn và có mùi thơm.Cây xoài có thể mọc từ 3-4 đợt lá trong năm, tùy theo giống và điều kiện thời tiết. cây càng mọc ra nhiều chồi, cây càng phát triển về sau. ở giai đoạn cây đang phát triển, cây sẽ liên tục ra chồi, những chồi lá non sau tầm 30 ngày sẽ chuyển xanh hoàn toàn, mỗi lần cây ra lá, ra chồi, cành xoài mọc dài thêm từ 20-30cm.

Hoa nhỏ, màu vàng và có 5 lá dài nhỏ, lông mặt ngoài khá ngắn, có 5 cánh hoa tuyến mật và 5 nhị nhưng chỉ cso từ 1-2 nhị sinh sản, cây thuộc dạng quả hạch, khi chín chúng có màu vàng, thịt vàng, ngọt, thơm , nhân có xơ và hạt rất lớn.

Quả xoài: xoài chín có màu vàng hoặc màu khác nhau tùy thuộc vào từng giống xoài khác nhau, xoài thường có vị chua, mùi thơm ngon, xoài chín được ăn tươi, đóng hộp, làm mứt xoài, xoài đóng hộp cùng nhiều món khác nhau.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Điều kiện thích hợp nhất để xoài có thể sinh trường và phát triển tốt đó là khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hầu như ở những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt như băng giá hoặc có mùa mưa kéo dài sẽ khiến cây xoài không phát triển được. Vào mùa khô, nhiệt độ thời tiết mát mẻ là lúc mà cây xoài đơm hoa kết quả.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Làm cây ăn quả

Những vườn cây xoài sai quả, chín vàng mỗi khi mùa tới không còn là hình ảnh xa lạ đối với những người con lớn lên từ vùng quê. Đây là một loài cây khá dễ trồng và phổ biển tại nước ta. Lợi ích của cây xoài mang lại vô cùng lớn và một trong số đó là làm cây ăn quả. Cây xoài mang lại những vựa quả thơm ngon vàng đượm và sai quả cho người trồng vào mỗi mùa thu hoạch.

 

Thân cây xoài làm gỗ

Ngoài lợi ích làm cây ăn quả, phần thân của cây xoài có thể sử dụng làm gỗ để chế tạo những đồ gia dụng trong gia đình. Người ta còn sử dụng gỗ của loài cây này để làm giàn giáo trong các công trình xây dựng vô cùng tiện lợi. Gỗ cây xoài khá bền và tốt, giá cả phải chăng nên được thị trường tiêu thụ gỗ khá là ưu chuộng.

 

Lá xoài cây thuốc chữa bệnh tiểu đường, hen xuyễn và tăng huyết áp

Tưởng chừng như phần lá của cây xoài là vô ích nhưng không, lá của nó còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Từ lâu, lá xoài đã được xem là một “thần dược tự nhiên” dùng để chữa các bệnh như tiểu đường, hen xuyễn và cả tăng huyết áp. Sở dĩ nó có thể chữa được bệnh bởi trong thành phần của lá có chứa các vitamin, hoạt chất sinh học và chất chống viêm.

 

Đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân

Rất nhiều vùng tại nước ta trồng cây xoài là cây nông sản chính để bán ra thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là cây giống xoài cát Hoà Lộc có nguồn gốc tại tỉnh Tiền Giang luôn đứng top đầu của các loại quả đem lại giá trị kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm. Ngoài ra, nhiều người trồng còn sáng tạo, uốn nắn hình dáng cây từ khi chúng còn bé để tạo thành cây xoài bonsai bán rộng rãi trên thị trường cây cảnh.

 

Cho bóng mát và làm đẹp cảnh quan môi trường

Những cành xoài vươn rộng với những tán cây xanh ngát tạo bóng mát cho mọi người. Ở nhiều nơi người ta còn sử dụng cây xoài làm cây công trình và trồng chúng hai bên vệ đường. Nhìn những hàng xoài cao thẳng với những tán lá xanh và quả chín vàng khi vào mùa thu hoạch vô cùng đẹp mắt giúp con người ta cảm thấy thoải mái, thư giãn.

 

2. Trong phong thủy

Phong thuỷ cũng là một trong những yếu tố được rất nhiều người quan tâm trong cuộc sống của chúng ta. Liệu rằng có nên trồng cây xoài trước nhà hay không? Có khá nhiều luồng ý kiến khác nhau bàn luận về vấn đề này. Cây xoài là loài cây không quá lớn, có lá xanh và tán cây vừa phải không quá rộng. Chính vì vậy, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm rằng khi trồng chúng trước nhà cây sẽ không hút hết luồng dương khí của căn nhà mà còn giúp tăng dương khí.

Việc trồng cây xoài trước nhà đem lại rất nhiều lợi ích cho gia chủ. Cây vừa cho bóng mát, vừa cho không gian xanh đẹp hơn đồng thời cho trái ngọt. Tuy nhiên, gia chủ cần chăm sóc cây thật tốt để cây đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái. Ngược lại, nếu cây thiếu sự chăm sóc dẫn đến héo úa, đổ gãy là một trong những điều không nên xảy ra khi trồng cây xoài trước nhà.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY XOÀI

1. Nước

Khi cây xoài còn nhỏ, bạn cần phải tưới nước cho cây đầy đủ quanh năm nhằm đáp ứng đủ được nhu cầu nước của cây. Việc này có tác động lớn trong việc ra chồi của cây cũng như giúp cây sinh trưởng tốt tươi. Đối với những cây khi bạn mới trồng, mỗi lần tưới nước người trồng cần chú ý cách nhau khoảng từ 3 đến 4 ngày là hợp lý.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Xoài là cây ăn trái nhiệt đới nên có thể chịu hạn, chịu được nhiệt cao khoảng 40 - 450C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho cây xoài phát triển là trong khoảng 23 - 28 độ C.

 

3. Đất trồng

Cây xoài không kén đất, chỉ cần đất đảm bảo được điều kiện thoát nước tốt là đủ. Tuy nhiên, ở những vùng đất nhiều mùn, thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng cây sẽ sinh trưởng nhanh và khoẻ mạnh hơn rất nhiều.

 

4. Phân bón

Về phân bón, đây là thứ sẽ tạo nhiều chất dinh dưỡng hơn cho cây trồng. Mà chất dinh dưỡng thì không thể thiếu trong việc thúc đẩy cây phát triển sinh trưởng tốt và khỏe mạnh.

Mỗi một năm, bạn nên bón thêm cho cây từ 0,2 đến 0,4kg loại phân NPK 16-16-8 cũng như khoảng tầm 0,2kg phân Urê. Với lượng phân bón như vậy, người trồng sẽ chi ra làm 2 lần bón. Lần thứ nhất sẽ bón phân cho cây xoài vào đầu mùa mưa. Và lần thứ 2 sẽ bón phân cho cây vào lúc cuối mùa mưa.

 

5. Nhân giống

Phương pháp ghép nhân giống: ghép một bộ phận của giống xoài bạn định trồng vào các gốc xoài địa phương có sẵn để rút ngắn thời gian ra quả và tăng sức chống chịu của cây. Phương pháp này nên được thực hiện vào lúc khí hậu mát mẻ, ít mưa để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây xoài.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Bệnh thán thư

Bệnh thán thư trên cây xoài thường do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây nên. Bệnh có thể gây hại trên lá, hoa, trái của cây xoài.

Ở trên lá bệnh thường gây hại ở lá non, bà con có thể nhận thấy ở trên lá có những lỗ nhỏ bằng mũi kim có màu sẫm rồi phát triển lớn có hình không xác định thường có hình bầu dục, hình tròn, … có màu đen. Bệnh phát triển trên diện rộng khiến lá cây bị hỏng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây.

Ở trên hoa bệnh xuất hiện khiến hoa bị rụng, bông chuyển thành màu đen. Làm giảm năng suất của cây.

Ở trên trái bệnh xuất hiện từ khi trái còn nhỏ cho đến lúc thu hoạch làm  làm giảm chất lượng, ngoại hình của trái, trái bị chai sượn, thậm chí thối rụng, ...

 

Bệnh phấn trắng

Bệnh do nấm Oidium mangiferae gây ra, bệnh phát triển mạnh khi thời tiết nóng ẩm hay có sương vào buổi tối.

Dấu hiệu hiệu để nhận biết cây bị bệnh tấn công chính là ở trên lá xoài non, trái non… có lớp phấn màu trắng. Lúc đầu bệnh xuất hiện ở trên hoa sau đó lây qua lá, cuống lá, trái non, cành.     

Lá bị nhiễm bệnh sẽ bị giảm khả năng quang hợp, hoa nhiễm bệnh có thể bị rụng, khi đậu trái trái dễ bị méo mó, biến dạng, không đẹp. Trái bị nấm trắng tấn công sẽ méo, dị dạng, màu sắc không bắt mắt, màu nhạt, khô tría và rụng làm giảm năng suất, giá trị thương phẩm.

 

Bệnh khô đọt, thối trái

Do nấm Diplodia natalensis gây nên, bệnh xuất hiện nhiều vào màu mưa, khi thời tiết nóng ẩm. Triệu chứng của bệnh trên nhánh là những đốm sậm màu rồi lan qua các đọt non, cuống lá có màu nâu. Trên trái bệnh thường tấn công vào giai đoạn thu hoạch, vết thối lây lan rất nhanh nếu gặp thời tiết nóng ẩm, khiến giá trị thương phẩm bị giảm.

 

Xỉ mủ trái, xỉ mủ thân

Ở trên trái thường xuất hiện các vết màu nâu, đenxung quanh có quầng màu vàng, các vết này sau đó sẽ liên kết lại với nhau tạo thành các mảng sần sùi. Bệnh khiến trái bị thối, rụng dễ bị ruồi, giòi tân công.

Ở trên thân bệnh khiến thân cây bị xì mủ, nếu nặng bệnh có thể gây thối rễ, gãy cành, lá rụng thậm chí gây chết cây.

 

Sâu đục trái, ruồi đục trái

Sâu đục trái gây hại ở mọi giai đoạn của trái. Sâu non thường gây hại bằng cách xâm nhập vào cuống trái rồi xâm nhập vào bên trong trái và gây hại, sâu khiến trái bị thối, rụng.

Ruồi đục trái đẻ trứng vào vỏ trái, đặc biệt là ở những trái xoài gần chín, sau một thời gian ấu trùng ruồi nở ra xâm nhập vào bên trong trái xoài và gây hại khiến trái bị thôi, rụng.

 

Sâu cắn lá

Sâu thường xuất hiện ở các vườn ơm caaycon hặc các chồi cây, lá non. Sâu cắn phá hoại lá làm giảm khả năng phát triển của cây.

 

Sâu đục thân, đục cành

Sâu thường gây hại bằng cách đẻ trứng vào các vết thương của cây, ở xung quanh gốc cây hoặc ở những nơi vỏ bong ra ở trên cây già.

Ấu trùng thường ăn ở lớp dưới của vỏ, sau đó hoá thành nhộng trong bao kén và nằm bên trong lớp vỏ cây. Sâu gây hại tạo môi trường thuận lợi cho các nấm bệnh xâm nhận, khiến cành, thân cây dễ bị gãy đổ, thậm chí chết cây.

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng