| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Tùng Thơm

Mã sản phẩm: CTT-033
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây tùng thơm là loại cây mang mùi hương dịu nhẹ, có tác dụng thanh lọc không khí và xua đuổi muỗi rất tốt, giống như cây nhất mạt hương hôm trước mình có giới thiệu vậy. Nhà mình cũng trồng một bụi tùng thơm ở trước luống cây ngay cổng vào, cây có màu xanh non mát mắt, hương thơm dịu nhẹ, mang nhiều công dụng và ý nghĩa nữa nên gia đình mình rất thích. Cây còn dễ trồng, dễ chăm sóc nữa nên nếu bạn nào muốn trồng thì tham khảo bài này để nắm thông tin và trồng cây thật tốt nhé!

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY TÙNG THƠM

- Tên thường gọi: Tùng Thơm, Tùng hương

- Tên khoa học: Cupressus macrocarpa

- Họ: Tùng

- Nguồn gốc: có nguồn gốc từ phía Nam Châu Mỹ

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây Tùng Thơm là cây thân gỗ nhỏ, có dạng hình tháp tự nhiên. Cây có chiều cao trung bình từ 40-60cm, có thể lên đến 2-3m, cây có thể sống được trong mát hay ngoài trời, đặc biệt cây có tinh dầu tạo mùi thơm rất dễ chịu.

Thuộc dạng lá kim, mọc nhiều trên cành nhánh, có màu xanh ngọn chuối.

Thân của cây tùng thuộc thân gỗ nhỏ, có nhiều cành nhánh, những nhánh nhỏ tỏa điều xung quanh tạo thành dạng hình tháp, đặc biệt thân của cây có chứa tinh dầu tạo ra mùi thơm nhẹ rất dễ chịu, đây cũng chính là nguyên nhân đặc là cây tùng thơm.

Rễ cây tùng bám rất chắc, thuộc rễ chùm bò ngang ra, có nhiều rễ nhỏ giúp cây tìm được các nguồn khoáng chất để chống chọi lúc hạn hán.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Trong cây tùng thơm có chứa tinh dầu, nên có mùi thơm dễ chịu và xua đuổi được côn trùng như: sâu bọ, muỗi, ruồi. Cây cũng ít bị nhiễm sâu bệnh nên quá trình chăm sóc bạn không cần quá lo lắng.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Ngoài được dùng để trang trí ngoài sân, cây còn được dùng làm món đồ trang trí nội thất và không gian làm việc vô cùng độc đáo. Với màu xanh bắt mắt cùng mùi hương dễ chịu, sẽ làm cho tinh thần bạn trở nên thoải mái hơn và còn có tác dụng xua đuổi côn trùng.

 

2. Trong phong thủy

Người xưa vẫn thường nói Tùng - Cúc - Trúc - Mai để nói đến bộ cây tứ quý. Cây tùng đứng đầu, đại diện cho sự trường sinh, bởi cây phải trải qua nhiều sương gió, điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.

Ngoài ra, cây còn giúp xua đuổi tà ma, xua đuổi cái xấu mang lại cuộc sống bình yên cho gia chủ. Những người mệnh Kim và người tuổi Thân khi trồng cây tùng thơm sẽ mang đến cho họ nhiều may mắn và thành công trong công việc.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY TÙNG THƠM

1. Nước

Cây có nhu cầu nước giống với các loại cây cảnh văn phòng khác. Một tuần tưới 2 lần mỗi lần tưới ẩm khoảng 1/2 đến 3/4 đất tùy theo kích cỡ chậu. Chậu càng lớn thì khả năng giữ nước càng lâu và ngược lại và còn tùy thuộc độ ẩm của môi trường mà ta cân đối nước không để đất quá ẩm hoặc quá khô, nếu để cây ngoài trời ngày nào bạn cũng có thể tưới.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Để cây ngoài nắng tự nhiên 2 - 3 giờ mỗi ngày nhưng tránh ánh nắng quá gắt. Bạn cũng có thể để cây dưới ánh đèn cũng khá tốt vì cây có thể chịu được.

 

3. Đất trồng

Cây chịu úng kém nên hãy chọn loại đất thoát nước tốt, tránh dùng phân hóa học, thay vào đó, hãy dùng phân hữu cơ với trùn quế để tạo sự thông thoáng.

 

4. Phân bón

Khi mới trồng có thể hòa NPK tưới vào gốc với nồng độ loãng trong tháng đầu tiên để cây phục hồi. Hàng tháng có thể bón các loại phân có sẵn bổ sung dinh dưỡng điều độ cho cây.

Nếu thấy cây có hiện tượng lá vàng, rụng lá, khô héo… thì cần xử lý kịp thời bằng cách trưng cây nơi mát mẻ, thoáng gió. Tránh nắng gay gắt trực tiếp có thể làm cho cây bị chết do mất nước.

 

5. Nhân giống

Bạn có thể trồng tùng thơm từ cây con hoặc nhân giống bằng cách giâm cành.

Đối với cây con thì bạn có thể hỏi mua ở các cửa hàng, trại giống, cây được bán rất nhiều.

Đối với phương pháp giâm cành, bạn cần chọn những cành già, gần gốc, cành mạnh khỏe, mập ú, không bị sâu bệnh hại, cắt một đoạn khoảng 10 – 15cm.

Sau khi cắt cành xong, bạn ngâm cành vào dung dịch kích rễ, sau đó nhẹ nhàng giâm cành vào hỗn hợp đất, dùng tay lấp nhẹ phần đất quanh gốc. Sau khi giâm cành xong thì bạn tiến hành phun sương vào phần đất quanh cành cắm, và lưu ý phải tưới phun sương mỗi ngày cho cây. Nên đặt trong môi trường bóng râm, mát mẻ, không đặt trong môi trường nắng quá gắt nhé. Sau khoảng vài tuần thì cây sẽ ra rễ con và phát triển.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây tùng thơm ít bị sâu bệnh do có mùi hương đặc trưng xua đuổi côn trùng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý cắt tỉa những lá héo để cây có thể phát triển lá mới.

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng