| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Tùng Tháp

Mã sản phẩm: CTT-025
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Tùng thuộc bộ tứ Tùng – Cúc – Trúc – Mai từ lâu đã được yêu thích bởi vẻ đẹp và ý nghĩa phong thuỷ của mình. Với vẻ ngoài như chiếc tháp, cây tùng tháp có giá trị về mặt thẩm mỹ cao, hình dáng tương tự cây thông, mang đến chút dư vị mùa đông của những đất nước thời tiết lạnh.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY TÙNG THÁP

- Tên thường gọi: Cây Tùng Tháp

- Tên khoa học: Sabina chinensis

- Họ: cupressaceae

- Nguồn gốc: Châu Á

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây Tùng Tháp thuộc là loài cây cao lớn, toàn thân cây có hình tháp, thuộc dòng lá kim. Cây có chiều cao từ khoảng 2-25m, với đường kính tán khoảng 0,5 đến 1m. Thân cây dạng thẳng, vỏ cây sần sùi có màu vàng nâu mang nhiều vết nứt. Lớp vỏ ngoài của thân khá dày. Gỗ cây màu đen và cứng. Nếu muốn tạo dáng cho cây thì cần uốn ngay khi cây còn nhỏ bởi cây rất dẻo sẽ dễ dàng hơn. Nhựa Cây Tùng Tháp có mùi thơm nồng rất đặc trưng.

Cây có tán lá đẹp, xanh, dòng lá kim. Lá cây có 2 hình thái: hình lá kim và hình lá vảy. Dáng cây thu gọn dần lên phía ngọn hình tháp. Lá cây phát triển theo từng búi lá. Nếu ở vị trí ít ánh nắng cây sẽ bung ra thành 5 lá nhỏ còn vị trí nhiều nắng cây lại không bung ra lá. Đặc biệt Cây Tùng Tháp không có hoa.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây thích nghi với điều kiện ánh sáng toàn phần nên cầm thời gian và cường độ chiếu sáng cao. Cây chịu được nhiệt độ cao và hạn dài ngày nhưng cây không chịu được ngập úng.

Cây Tùng Tháp có thể sống tốt được ở các loại đất axit và đất kiềm. Cây rất dễ chăm sóc, không yêu cầu phải tưới nhiều nước và không bị rụng lá, không cần bón phân thường xuyên. Là loại cây cảnh được ưa chuộng để trồng làm cây công trình tạo cảnh quan cho không gian.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Cây Tùng Tháp được trồng rất phổ biến trong nhà vườn, sân vườn và các công trình vì cây có giá trị thẩm mỹ cao. Cũng là loài cây bóng mát lý tưởng mang đến sự trong lành, mát mẻ cho mọi người hay là che nắng cho những cây nhỏ bên dưới có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Ngoài việc làm cây bóng mát, mang lại giá trị thẩm mỹ thì dịch tiết của Cây Tùng, được sử dụng trong đông y như taxifolin quercetin, naringenin, … bởi chứa nhiều chất có lợi.

 

2. Trong phong thủy

Cây Tùng Tháp được mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không đổ, không chết. Cây có thể sống ở những nơi đất thiếu dinh dưỡng, khô cằn nhưng sức sống lại rất tốt. Do đó Cây Tùng Tháp là biểu trưng cho nghị lực, ý chí, tính nhẫn lại của con người. Vì vậy Cây Tùng được coi là cây của người quân tử luôn mạnh mẽ, hiên ngang trước khó khăn, nghịch cảnh cuộc đời.

Người xưa còn xem Cây Tùng Kim là đại diện cho trăm cây mang ý nghĩa trường thọ. Cây còn là đại diện của mùa Xuân. Cây Tùng Tháp có khả năng trừ tà, mang lại sự bình yên, an lành cho con người theo quan niệm của người Trung Quốc . Và Cây Tùng Tháp cũng thuộc một trong 4 loại cây trong bức tranh tứ quý phong thủy Tùng- Cúc – Trúc-Mai, cây Tùng có ý nghĩa là bậc đại trượng phu.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY TÙNG THÁP

1. Nước

Cây Tùng Tháp không yêu cầu nhiều nước do đó chỉ cần tưới nước giữ ẩm cho cây là cây có thể sinh trưởng. Nếu thời tiết mưa kéo dài cần xới đất để đảm bảo nước thoát tốt bởi cây không chịu được ngập úng.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Là cây ưa sáng, và ưa sáng toàn phần, yêu cầu ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với cây Tùng tháp. Chúng ta khi trồng hoặc khi đặt cây nên trồng cây ở nơi nhận được ánh sáng chiếu vào nhiều nhất. Nếu các cây bonsai chúng ta cũng nên đặt các cây ở các vị trí như cửa sổ, ban công hoặc các nơi phản chiếu ánh sáng tốt nhất.

 

3. Đất trồng

Cây tùng tháp thuộc loại cây có sức sống mãnh liệt, cây có thể sống được ở nhiều môi trường đất khác nhau, ngay cả trên đất axit và kiềm. Tuy nhiên khi trồng cây chúng ta vẫn nên chọn loại đất thoát nước tốt, đất pha thịt để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

 

4. Phân bón

Bón phân định kỳ và kiểm tra tình hình sâu bệnh hại cho cây thường xuyên để cây luôn được xanh tốt.

 

5. Nhân giống

Người ta sử dụng 3 phương pháp trong việc nhân giống Tùng Tháp là chiết cành, giâm cành và gieo hạt.

 

Chiết cành

Chọn những cành cây lớn, đảm bảo khỏe mạnh để cây nhanh chóng ra rễ. Từ những cành cây con tiến hành cắt và cạo vỏ, bó bầu đến khi cây ra rễ thì mới trồng xuống đất.

 

Giâm cành

Giâm với những cành có đường kính nhỏ hơn 0,7cm. Ngoài ra cũng có thể sử dụng những ngọn cây già sau đó chấm thuốc kích thích,  giâm xuống cát ẩm cho đến khi cây hình thành rễ thì mới trồng ra đất.

 

Gieo hạt

Để hạt đạt độ nảy mầm cao thì lưu ý bảo quản và xử lý hạt đúng kỹ thuật.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Việc cắt tỉa tạo dáng cho cây tùng tháp là việc quan trọng. Vừa tạo thế, dáng cho cây đẹp mà còn để cây nhận được ánh sáng tốt cũng như làm giảm đi sâu bệnh hại cho cây

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng