| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Tùng La Hán

Mã sản phẩm: CSD-032
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Tùng La Hán được tượng trưng cho chữ Thọ chính vì thế cây mang ý nghĩa phong thủy về sức khỏe. Cây thường được dùng để làm quà tặng, quà mừng thọ với ý nguyện mong gia chủ luôn mạnh khỏe và bình an.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY TÙNG LA HÁN

- Tên thường gọi: Tùng la hán

- Tên khoa học: Podocarpus macrophyllus

- Họ: Thông tre

- Nguồn gốc: từ Nhật Bản và Trung Quốc

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây tùng la hán có thể cao tới 20m là đường kính cây có thể lên đến 30 cm, hoa có màu trắng đơn sắc, hoa đực là hoa hình trụ dài mọc lẻ loi ở đầu cành còn hoa cái có lá bắc và lá nõn dính vào nhau.

Quả của cây tùng la hán có nhiều mắt nhọn và lởm chởm, quả có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu nâu khi về già.

Cây tùng la hán hiện nay được trồng làm cây cảnh ở khá nhiều nơi trên nước ta tuy nhiên loài cây này xuất hiện và phân bố khá nhiều ở các đảo như như Vườn quốc gia Bái Tử Long, ở đảo Cô Tô lớn, đảo Thanh Lân, đảo Trần thuộc huyện Cô Tô…

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây Tùng La Hán sinh trưởng ở những vùng núi cao, khô cằn, có sức sống bền vững. Tuổi thọ của cây rất cao. Có thể phát triển được ở những vùng đất khắc nghiệt, chịu được phong ba bão táp, gió sương.

Tốc độ sinh trưởng: sinh trưởng trung bình. Phù hợp với: thích hợp với đất cát ấm áp, ẩm ướt nhưng cần thoát nước tốt để tránh ngập úng.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Cây tùng la hán là một loại cây có nhiều công dụng khác nhau, dưới đây là một số công dụng của loại cây này.

Làm cây xanh trồng ở các đô thị: Cây tùng la hán cỡ lớn thường được chọn để trồng ở các con đường hay các tuyến phố lớn để thể hiện sự trang trọng và quý phái mà loại cây này mang lại.

Tạo dáng cây cảnh bonsai: Cây tùng la hán được trồng theo kiểu bonsai có kích thước chỉ từ 1 - 2m, mặc dù là cây thân gỗ nhưng các cành của loài cây này khá mềm và dẻo nên có thể dễ dàng nặn thành những kiểu dáng bonsai đẹp mắt, độc đáo.

Làm cây cảnh trong sân vườn của các đình, chùa: Cây tùng la hán được xem là loại cây tâm linh nên thường được trồng ở nhiều đình, chùa của Nhật Bản, việc trồng loài cây này ở nơi đây thể hiện được sự uy nghiêm, vị tha và trang trọng mà nó mang lại.

 

2. Trong phong thủy

Trong phong thủy, cây tùng la hán mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí ở nhiều nơi để mang lại sự may mắn.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY TÙNG LA HÁN

1. Nước

 Bạn nên tưới nước 3 - 4 ngày một lần để cây có đủ lượng nước để phát triển, không nên tưới nước quá nhiều có thể khiến rễ cây bị úng nước.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Tùng La Hán chịu được cường độ ánh sáng lớn, có thể để cây ngoài trời, tuy nhiên cây cũng có thể tự thích nghi với điều kiện môi trường bán râm và phòng máy lạnh. Tránh để cây phía sau cửa kính vì khi trời nắng gắt, ánh sáng chiều qua cửa sẽ làm cây nóng hơn, dẫn đến sốc nhiệt, mất nước héo lá. Nên phơi nắng cho cây vào lúc sáng sớm và chiều muộn, thi thoảng mang ra ngoài trời để cây được trao đổi với không khí bên ngoài.

 

3. Đất trồng

Tùng la hán phù hợp với nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt. Khi trồng trong loại đất này, lúc chúng ta bưng cây ra thì sẽ không bị vỡ bầu. Về mặt thành phần, chúng ta có thể chọn đất có chứa mụn dừa hoặc là trấu đều được.

 

4. Phân bón

Về phân bón, tùng la hán dáng trực là loại cây mọc tự nhiên. Chính vì vậy, nó không đòi hỏi quá cao về phân bón. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý tới dinh dưỡng cho cây bằng cách mỗi năm bón thêm phân kali để thân chắc khỏe và lá xanh hơn.

 

5. Nhân giống

Cũng giống như các loại cây khác, ta có thể tiến hành gieo hạt, chiết hoặc giâm cành với tùng la hán.

Với phương pháp giâm cành: đây là một phương pháp thuận lợi cho việc chăm sóc cây. Cành giâm phải đạt tiêu chuẩn dài từ 15-20cm, ươm trong bóng râm từ 30-45 ngày rồi mới có thể đưa ra ánh nắng nắng được. Khi cây lớn, tầm 80cm, ta có thể mang trồng xuống đất.

Với phương pháp gieo hạt: khi quả đã chín đỏ tức khi đó hạt đã già, bạn hãy lấy tất cả số hạt gieo vào trong một khay khay đất mịn. Gieo hạt trong trong điều kiện bóng râm và phải giữ đất luôn ẩm. Khoảng 1-2 tháng sau, cây con bắt đầu hình thành và phát triển. Khi cây phát triển cứng cáp, chắc khỏe thì bạn hãy mang ra trồng bên ngoài. Thời điểm thích hợp nhất để bạn gieo hạt tùng la hán đó là vào mùa xuân.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Khi trồng tùng la hán, chúng ta cần chú ý những loại sâu bệnh như sau: rầy mềm và sâu vẽ bùa. Thời điểm chúng phát triển và tấn công mạnh nhất chính là khi cây ra đọt non. Cách tốt nhất để bạn phòng ngừa đó chính là phải ngắt hết lá khi có hiện tượng đã úa, bị sâu ăn hay héo.

Sau khi ngắt bỏ, bạn nên phun thuốc đặc trị theo hướng dẫn.

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng