| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Trúc Mây

Mã sản phẩm: CTM-054
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Trúc Mây là cây cảnh trang trí nội thất giúp thanh lọc không khí, cải thiện môi trường. Cây còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt, đem lại may mắn và thu hút vượng khí cho gia chủ. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao cây trúc mây lại ngày càng được ưa chuộng đến thế nhé.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY TRÚC MÂY

- Tên thường gọi: Trúc Mây

- Tên khoa học: Rhapis excelsa

- Họ: Arecaceae (Cau)

- Nguồn gốc: Trung Quốc, Châu Á

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây Trúc Mây Mọc thành bụi, có thể cao đến 2m, gốc có nhiều rễ phụ và chồi bên. Thân cây nhẵn, đốt đều đặn mang nhiều bẹ khô.

Lá kép chân vịt màu xanh bóng. Khi ra hoa mọc thành cụm thẳng đứng và màu vàng nhạt giống hoa cau, quả hình cầu mang một hạt

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Là một loại cây có thể phát triển tốt trong hầu hết các điều kiện ánh sáng và độ ẩm.Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Wolverton, nó đứng thứ hai trong danh sách những cây trồng trong nhà có khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm không mong muốn từ không khí. Vì vậy, nó được xem là một loại cây lý tưởng để trồng trong nhà và văn phòng.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Cây trúc mây nên đặt ở văn phòng, nhà nghỉ, khách sạn, phòng khách hay những nơi có không gian nghỉ để vừa hợp phong thủy vừa thanh lọc không khí, hạn chế các khí độc từ thiết bị điện tử, giảm bớt lượng khí CO2 đem đến không gian trong lành cho gia chủ.

 

2. Trong phong thủy

Trúc Mây là một loại cây mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Cây mọc theo khóm bụi, thể hiện mối quan hệ anh em bền chặt, bình an. Trong phong thủy, cây còn tượng trưng cho ý nghĩa mong muốn thăng tiến trong mối quan hệ. Vì vậy nó cũng là một loại cây cảnh, và nó được sử dụng rất nhiều trong quà tặng. Ngoài ra, cây xanh có tác dụng trừ tà rất lớn nên khi muốn xua đuổi vận đen thì mây tre là loại cây xanh bạn nên có trong không gian.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY TRÚC MÂY

1. Nước

Loại cây này không cần quá nhiều nước, tuy nhiên với mật độ lá dày nên cần tưới 3 – 4 lần/ tuần. Lưu ý, lượng nước phải phù hợp với độ tuổi của cây, không tưới quá nhiều gây thối rễ. Mùa Xuân và mùa Hè là hai mùa cây phát triển mạnh nhất nên chú ý độ ẩm của cây để tưới nước. Ngược lại, vào mùa Đông nên giảm lượng nước tưới.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Như đã nói, loại cây này phát triển mạnh trong hầu hết các điều kiện ánh sáng, trừ ánh nắng trực tiếp. Thích hợp trồng trong bóng râm nên rất được ưa chuộng để trồng trong nhà.

 

3. Đất trồng

Trúc Mây không kén đất trồng, để cây phát triển tốt có thể sử dụng đất xốp, dễ thoát nước. Khi trồng nên trộn thêm xơ dừa, phân hoai mục để có cây nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nên thay đất cho cây sau 8 – 12 tháng.

 

4. Phân bón

Để cây phát triển tốt, nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây định bằng phân NPK hoặc phân hữu cơ… Tuy nhiên, để tránh ngộ độc phân bón gây chết cây, chỉ nên bón 1 – 2 lần/năm trong mùa sinh trưởng.

 

5. Nhân giống

Cây Trúc Mây tạo ra rất nhiều rễ nên việc phân chia các thân rễ không phải là vấn đề. Bạn nên đợi để phân chia cho đến khi bộ rễ phát triển hoàn toàn. Chia rễ mà không lo gây hại cho cây, vì cây Trúc Mây là một loại cây cứng cáp.

Việc nhân giống không được khuyến khích trừ khi bạn là một người làm vườn có kinh nghiệm và rất kiên nhẫn - phải mất khoảng 7 năm trước khi một cây Trúc Mây được nhân giống sẽ đạt được kích thước như bạn thấy trong vườn ươm.

Cây Trúc Mây yêu cầu cả hai cây có giới tính để thụ phấn thành công. Các loài Trúc Mây khác thậm chí không có cây đực và cây cái và phải được nhân giống bằng cách nhân tạo.

Nếu bạn muốn tìm hiểu cách trồng cây Trúc Mây bằng hạt giống thì hạt giống của cây Trúc mây đã có sẵn trên các trang thương mại điện tử. Nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên trồng từ hạt giống nếu bạn không phải là người kiên nhẫn.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây Trúc Mây khá cứng, có nghĩa là hầu hết các loại sâu bệnh không làm ảnh hưởng tới loài cây này. Tuy nhiên, có một số loại sâu bệnh chính cần chú ý để đảm bảo cây của bạn luôn tươi tốt và khỏe mạnh.

Bài viết này chúng tôi không chỉ hướng dẫn bạn Cách trồng cây Trúc Mây. Nếu bạn thường đau đầu vì cây trúc của mình bị những vấn đề về sâu bệnh thì dưới đây là những loài sâu bệnh đó.

 

Rệp vảy

Các loại côn trùng có vảy trên lá là loài gây hại nặng nề nhất sẽ tấn công cây Trúc Mây của bạn. Có thể khó nhìn thấy chúng, đặc biệt là nếu trồng trong bóng râm. Những loại sâu bệnh này thích ẩn mình bên dưới lá, gần gốc mỗi chiếc lá

Để loại bỏ chúng, bạn nên sử dụng thuốc trừ sâu.

 

Ve nhện chăng tơ

Nhện trắng bị những người làm vườn trên khắp thế giới ghét bỏ vì khả năng phá hoại cây một cách nhanh chóng. Để loại bỏ những con bọ xấu xí này, hãy sử dụng tăm bông với cồn tẩy rửa để diệt chúng ngay lập tức và nhớ kiểm tra toàn bộ cây của bạn.

 

Bệnh thối rễ

Loại bệnh duy nhất mà cây Trúc Mây dễ mắc phải là bệnh thối rễ.

Các mầm bệnh sau đây có thể lây nhiễm sang hệ thống rễ cây của bạn và khiến cây chết:

  • Fusarium oxysporum
  • Pythium
  • Rhizoctonia
  • Nấm Penicillium

 

Cách tốt nhất để ngăn chặn những mầm bệnh này tiêu  hủy cây Trúc Mây của bạn và điều trị bằng thuốc diệt nấm được sản xuất đặc biệt để chống lại các bệnh về rễ.

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng