| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Trầu Bà leo cột

Mã sản phẩm: TBL-027
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Nhiều người cho rằng, trồng cây trầu bà trong nhà sẽ mang tới tài lộc và giúp bạn thuận lợi hơn về đường con cái. Nếu trồng cây trầu bà trong văn phòng, chúng sẽ giúp sự nghiệp của bạn suôn sẻ, ít trắc trở và ngày càng thăng tiến hơn.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY TRẦU BÀ LEO CỘT

  • Tên thường gọi: Trầu bà leo, vạn niên thanh leo, …
  • Tên khoa học: Epipremnum Arueum
  • Họ: Ráy (Araceae)
  • Nguồn gốc: Indonesia

 

1. Đặc điểm hình thái

Trầu Bà leo cột thực chất là thuộc dòng Trầu Bà nhưng thân lá phát triển lớn, cần có trụ chính giữa để leo tròn xung quanh.

Là loại thực vật dây leo thân mềm, cả lá và thân cây đều có màu xanh. Thân cây phát triển khá nhanh và leo bám tốt nên có thể trồng thành dàn. Lá trầu bà thuộc loại lá đơn dày có hình trái tim rất giống với lá cây trầu. Trên các lá thường có những đốm và chấm vàng điểm xuyết nhìn rất hợp thẩm mỹ.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Đây là một loại cây ưa ẩm, do đó, nếu trồng cây ngoài trời, bạn nên tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu trồng trong nhà, bạn chỉ cần tưới nước mỗi tuần 2 lần cho cây đủ ẩm là được.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Theo Nasa, cây trầu bà được đánh giá là là một trong số ít cây cảnh nội thất có thể hấp thu đặc biệt hiệu quả khí độc Fomaldehyde lên đến 75%. Ngoài ra trầu bà còn có thể hấp thụ các khí độc gây bởi hiệu ứng nhà kính, các khí sinh ra do dùng điều hòa lâu ngày, mang đến không gian trong lành, tránh nhiễm bệnh cho các thành viên.

 

2. Trong phong thủy

Nhiều người cho rằng, trồng cây trầu bà trong nhà sẽ mang tới tài lộc và giúp bạn thuận lợi hơn về đường con cái. Nếu trồng cây trầu bà trong văn phòng, chúng sẽ giúp sự nghiệp của bạn suôn sẻ, ít trắc trở và ngày càng thăng tiến hơn.

Theo quan niệm dân gian, cây trầu bà sẽ phù hợp với những người có mệnh Mộc, Hỏa và Thủy, cũng như những người tuổi Ngọ, tuổi Thân.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY TRẦU BÀ LEO

1. Nước

Là loại cây ưa ẩm và có nhu cầu nước cao nên tốt nhất bạn nên tưới cho cây hàng ngày để đảm bảo cây tươi tốt. Đối với cây trầu bà thủy sinh, nên thay nước mới hàng tuần, đặc biệt là khi thấy nước bị chuyển màu.

Khi trồng cây trong đất, bạn cũng cần đảm bảo lượng nước vừa đủ, không quá nhiều, tránh hiện tượng ngập úng khiến cây sẽ bị vàng lá, thối rễ.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

Cây Trầu Bà leo cột cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cây chỉ cần cường độ ánh sáng nhẹ, chịu được bóng râm, thích hợp trồng dưới tán lá cây khác hoặc trồng trong nhà. Nếu cây chịu nắng trực tiếp và nắng gắt trong thời gian dài, sẽ dễ cháy lá, vàng lá. Do đó nên dùng dưới che bớt ánh sáng cho cây nếu trồng ngoài trời. Trường hợp trồng cây trong nhà, bạn chỉ cần chiếu ánh đèn huỳnh quang là cây đã có thể phát triển tốt.

 

3. Đất trồng

Cây Trầu Bà leo cột không quá kén đất. Bằng chứng là những cây được trồng ngoài vườn với đất xấu vẫn sống khá tốt. Tuy nhiên, đất vườn rộng nên rễ cây mặc sức đâm sâu tìm nguồn dinh dưỡng. Trường hợp cây trồng chậu thì lại không thể thoải mái phát triển bộ rễ. Do đó cần chú trọng đất trồng cho những cây trồng làm cảnh trang trí trong chậu. Nên chọn loại đất tơi xốp, thoáng khí nhưng lại giữ được ẩm. Người trồng có thể trộn hỗn hợp xơ dừa, trấu, tro, than củi, phân chuồng hoại mục cùng với đất thịt.

Song song với việc chọn đất trồng thích hợp, chúng ta cũng cần lựa chọn chậu trồng vừa vẹn với cây. Chậu nên có lỗ thoát nước nơi đáy, để cây không bị ngập úng. Khoảng 6 tháng đến 1 năm thì nên thay đất đổi chậu cho cây một lần để cây được phát triển khỏe mạnh.

 

4. Phân bón

Có thể dùng các loại phân bón hữu cơ để đảm bảo dinh dưỡng cho cây lại không ảnh hưởng đến chất lượng đất.

 

5. Nhân giống

Cách trồng:

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị đất trồng có độ tơi xốp và khả năng thoát nước, có thể trộn thêm một ít phân hữu cơ hoặc xơ dừa.
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn cắt một nhánh trầu bà khỏe mạnh, xanh tốt, có chiều dài khoảng 10cm và có mắt chứa rễ.
  • Bước 3: Bạn cắm nhánh cây vào đất, sau đó tưới nước để duy trì độ ẩm. Bạn đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt. Khoảng vài ngày sau, cây sẽ bám rễ và sinh trưởng tốt.
  • Bước 4: Nếu trồng thủy sinh, bạn cần chuẩn bị chậu, sau đó đổ thêm một ít nước có hòa dung dịch dinh dưỡng. Bạn cắt một nhánh trầu bà có rễ, rửa sạch và loại bỏ những rễ thối, sau đó cho vào chậu. Bạn có thể sử dụng một ít sỏi để cố định dáng cây rồi để cây tự phát triển.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây Trầu Bà leo cột ít bị mắc sâu bệnh nhưng cần đề phòng một số loại phổ biến như sau: rệp, thối rễ… để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Để hạn chế sâu bệnh bạn nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, vệ sinh gốc cây, lau lá…

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng