| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Thu Hải Đường

Mã sản phẩm: CTHĐ-050
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Thu Hải Đường là loài hoa nổi tiếng được nhiều người ưa thích săn đón và trồng chăm sóc hiện nay. Loài hoa này được ngợi ca sở hữu “nhan sắc” kiều diễm có thể làm lay động lòng người. Vậy thực sự “nét đặc biệt” của loài hoa này là gì? Cách trồng hoa như thế nào chuẩn kỹ thuật? Ngay bây giờ bạn hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết những “bí mật” của loài hoa nức tiếng “Thu Hải Đường” nhé.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY THU HẢI ĐƯỜNG

- Tên thường gọi: Thu Hải Đường

- Tên khoa học: Begonia

- Họ: Begoniaceae (Thu hải đường)

- Nguồn gốc: Từ châu Á

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây hoa thu hải đường là cây thân thảo, kích thước nhỏ, chiều cao từ 20 - 50cm. Thân cây mọc thẳng, ít nhánh và mọng nước.

Lá của cây thu hải đường có màu xanh đậm, lá tròn to, mép lá có răng cưa. Lá mềm, mọng nước khá giống lá cây hoa bỏng.

Hoa thu hải đường có nhiều loại: đơn và kép. Hoa kép có nhiều cánh, các cánh xếp xen kẽ rất đẹp mắt. Hoa có nhiều màu như: trắng, cam, đỏ, hồng, vàng,... rất rực rỡ. Hoa thường nở rộ vào dịp Tết giống như những thảm hoa sắc màu đón chào xuân sang.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Đây là loại cây thích nghi tốt với môi trường ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới

Thu hải đường là loại cây ưa ẩm, với nhiệt độ từ 25 độ C sẽ giúp cây phát triển tốt.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Cây thu hải đường được trồng chủ yếu để trang trí không gian sống, giúp không gian xinh đẹp, gần thiên nhiên hơn. Ngoài ra, cây còn có ý nghĩa phong thủy là sự may mắn, tài lộc, giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, gia đình hạnh phúc.

Theo Y học cổ truyền, hoa thu hải đường có tác dụng giải độc, làm tan vết bầm, điều trị đau họng, bổ gan, cầm máu, an thần, ...

Ngoài ra, cây còn được sử dụng làm nguyên liệu nấu nhiều món như cá tuyết hấp hoa thu hải đường, canh hoa. Bên cạnh đó, loài hoa này cũng được kết hợp với hoa lựu, hoa lạc thần, đương quy để làm trà mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như: an thần, trị huyết trắng, điều hòa kinh nguyệt, ...

 

2. Trong phong thủy

Cây hoa thu hải đường mang ý nghĩa cho sự phú quý, giàu sang, may mắn và tài lộc. Nếu nhà bạn trồng cây này sẽ giúp gia đình luôn hạnh phúc, vui vẻ, may mắn. Nếu bạn để chậu cây thu hải đường tại nơi làm việc, bạn sẽ luôn gặp nhiều may mắn, tiền vào như nước.

Ngoài ra, mỗi màu hoa cũng sẽ mang những ý nghĩa rất riêng biệt, cụ thể:

  • Hoa màu đỏ tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.
  • Hoa màu trắng là sự tinh khôi, thuần khiết.
  • Hoa màu hồng là sự nhẹ nhàng, lãng mạn của tình yêu đôi lứa.
  • Hoa màu vàng tượng trưng của sự hạnh phúc, giàu sang
 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY THU HẢI ĐƯỜNG

1. Nước

Cây có nhu cầu nước trung bình, bạn chỉ cần điều chỉnh cho đất không quá khô hay quá ướt là được.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Cây hoa thu hải đường ưa bóng râm. Do đó, nếu mùa hè nắng gắt, bạn nên có biện pháp che chắn. Khi thời tiết mùa đông giá lạnh, bạn nên đặt chậu cây ở nơi khô ráo, thoáng mát.

 

3. Đất trồng

Cần chuẩn bị loại đất mùn giàu dinh dưỡng, thoát nước và giữ ẩm tốt để trồng cây. Có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ như: phân trùn quế, phân gà, phân bò khô, … Hoặc các loại phân chuồn oai mục để tăng dinh dưỡng cho đất trồng.

Bổ sung thêm mụn sơ dừa để giữ ẩm + tro trấu / xỉ than để giúp thoát nước tốt hơn. Khi trồng bạn chỉ nên cho lượng đất trồng vào 2/3 chậu thôi nhé.

 

4. Phân bón

Bên nên thường xuyên bón phân, định kỳ 1 tháng 1 lần để cây đủ dưỡng chất phát triển và nở hoa rực rỡ.

 

5. Nhân giống

Cây thu hải đường có thể được nhân giống bằng 5 cách bao gồm: gieo hạt, chiết cành, giâm cành, nhân giống bằng củ hoặc tách cây. Mỗi phương pháp sẽ yêu cầu các kỹ thuật riêng biệt và phù hợp với từng thời điểm khác nhau.

 

Gieo hạt: Sau khi mua hạt giống, bạn gieo xuống đất ẩm và tưới nước hàng ngày. 1 tuần sau, hạt sẽ nảy mầm. Bạn tiếp tục tưới nước cho cây phát triển. Sau khi cây lên được 2 - 3 lá (cao 8 - 10cm) thì tách trồng trong chậu.

 

Chiết cành: Bạn chọn cành chiết khỏe mạnh, sau đó phủ đất chặt dày từ 8 - 10cm. Sau khi cành mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng ra chậu mới. Phương pháp này thường được áp dụng trong tháng 3.

 

Giâm cành: Bạn cắt một đoạn cành khỏe mạnh, dài từ 15cm – 20cm. Sau đó, bạn tỉa bớt lá ở gốc rồi vùi nửa cành vào đất. Sau khoảng 1 tháng, cành giâm đã ra rễ thì bạn mang trồng trong chậu hoặc trên đất. Phương pháp này nên áp dụng vào mùa xuân, hạ hoặc mùa thu.

 

Nhân giống bằng củ: Sau khi thân cây thu hải đường héo, bạn có thể thu hoạch củ. Thời gian thích hợp là tháng 8 - 9 hàng năm. Sau khi đào củ, bạn bảo quản củ trong 3 tháng rồi mang trồng lại.

Tách cây: Từ một cây mẹ, bạn có thể nhân giống thành nhiều cây con rất dễ dàng. Bạn chỉ cần đào cây mẹ lên, sau đó tách thân cây thành nhiều đoạn khác nhau. Bạn trồng các thân đã cắt ra rễ hoặc trong chậu rồi tưới đẫm nước.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây hoa thu hải đường khá ít bị bệnh. Tuy nhiên, bạn nên chú ý để bắt sâu, rệp (nếu có) kịp thời, tránh sâu bệnh ảnh hưởng đến cây nhé

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng