| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Thiết Mộc Lan gốc

Mã sản phẩm: TML-024
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Trong phong thủy, cây thiết mộc lan được đánh giá là đem lại nhiều sinh khí, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ, nhất là khi cây nở hoa là dấu hiệu tiền tài đang đến với bạn. Hơn nữa, nếu bạn đặt cây theo hướng Đông hay Đông Nam của ngôi nhà thì sẽ đem tới nhiều may mắn bởi cây là đại diện cho hành Mộc.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY THIẾT MỘC LAN

  • Tên thường gọi: Thiết Mộc Lan, phát lộc, phát tài, phất dụ thơm.
  • Tên khoa học: Dracaena fragrans
  • Họ: Ruscaceae (Tóc tiên)
  • Nguồn gốc: Là loài bản địa của Tây Phi, Tanzania và Zambia 

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây thiết mộc lan có các lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá có thể dài tới 1 m và rộng 10 cm, sống rất khỏe, chỉ cần một cành nhỏ dâm xuống đất cũng có thể phát triển thành một cây lớn.. Khi trồng trong đất nó có thể cao tới 6 m  nhưng sự phát triển bị hạn chế khi trồng trong chậu. Thiết mộc lan có hoa trắng-nâu tím với hương thơm.

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây có sức sống vô cùng bền bỉ và mạnh mẻ, cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng, cây có thể chịu được khô hạn rất tốt. Dù là điều kiện ánh sáng yếu nhưng cây vẫn có thể phát triển được. Song, nếu bạn cho cây tiếp xúc với nắng ấm tầm 1 – 2 lần/tuần thì sẽ giúp chúng quang hợp, trao đổi chất tốt hơn. Từ đó, cây sẽ xanh tươi hơn hẳn.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Với bề ngoài tươi xanh, thiết mộc lan thường được dùng làm cây cảnh trang trí ở phòng khách, văn phòng làm việc để tạo ra môi trường trong lành, sạch sẽ, giúp mọi người thư giãn khi ngắm nhìn

Ít ai biết, thiết mộc lan còn có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ toàn bộ những chất độc hại có trong môi trường như monoxide de carbone, benzen, formallhelyde, toluene… Do vậy, trồng thiết mộc lan sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí, bớt ô nhiễm hơn. 

Trồng cây thiết mộc lan trong nhà sẽ giúp cho sức khỏe các thành viên trong gia đình tốt hơn, mang lại cảm giác thư thái, sảng khoái và nhiều năng lượng tích cực.

 

2. Trong phong thủy

Theo phong thủy học, thiết mộc lan là loại cây mang lại nhiều may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Cây nở hoa cũng là chỉ dấu cho thấy tiền tài đang đến. Bên cạnh đó, thiết mộc lan đại diện cho hành Mộc trong Ngũ hành, nên nếu đặt cây ở hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà sẽ mang lại sự may mắn cho gia chủ. 

Thiết mộc lan thuộc mệnh Mộc, theo quy luật tương sinh trong Ngũ hành, loại cây này có quan hệ tương sinh với mệnh Hoả. Do vậy, gia chủ thuộc mệnh Mộc và mệnh Hoả đều có thể trồng cây này.

Vì hợp với cả mệnh Mộc và mệnh Hoả nên bất kể cầm tinh con giáp nào, những người thuộc hai hành này đều thích hợp trồng thiết mộc lan trong nhà. 

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY THIẾT MỘC LAN

1. Nước

Việc tưới nước rất quan trọng đối với cây thiết mộc lan nếu tưới nước không đúng cách sẽ khiến cây chết vì vậy đối với cây đặt trongvăn phòng, trong nhà không nên tưới quá nhiều nước, nếu tưới nước không đúng cách chính là hành động gây hại cho cây khiến cho cây bị vàng lá, thối vỏ thối rễ.

Thiết mộc lan là cây chịu hạn tốt nên chỉ cần tưới nước 1lần/tuần với lượng nước vào khoảng 1000ml.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Nên đặt chậu cây trong bóng râm, hàng tuần nên cho cây tiếp túc với ánh sáng mặt trời để giúp cây quang hợp tốt.

 

3. Đất trồng

Loại đất thích hợp với đa số cây đặt trong nhà là đất tơi xốp, có nhiều mùn nhưng thoát nước tốt. Có thể sử dụng sơ dừa, trấu hun trộn thêm xỉ than để tạo tơi xốp cho cây.

 

4. Phân bón

Đối với cây thiết mộc lan nên chọn phân N,P,K để bón cho cây, trung bình 2-3 tháng bón/1 lần. Nên bón lượng phân vừa phải, tiến hành rắc phân quanh gốc cách thân cây 5-10cm. Tốt nhất sau khi rắc phân xong nên lấp kín phân lại để phân không bị bốc hơi, sau đó tưới đều quanh gốc. Hoặc ta có thể hòa lượng phân NPK vừa phải và tưới đều lên gốc cây.

Còn đối với cây cảnh sống lâu năm ta cần thực hiện chuyển chậu và thêm phần đất mới cho cây – với cách này sẽ giúp cho cây có thể phát triển tốt hơn và sẽ đỡ công chăm bón cho bạn!

 

5. Nhân giống

Nhân giống bằng cách giâm cành:

Hiện nay nhân giống cây Thiết mộc lan có hai phương pháp: bằng hạt và bằng cách giâm cành. Ngoài thị trường hạt giống cây Thiết mộc lan rất hiếm nên nhân giống bằng cách giâm cành được mọi người quan tâm nhiều hơn, rút ngắn thời gian và cho năng suất cao hơn.

Với phương pháp này chúng ta lấy cây bố mẹ cắt ra thành từng khúc riêng biệt có chiều dài khác nhau tùy vào mục đích sử dụng.

Ưu điểm của phương pháp này là sẽ kích thích cho cây nẩy mầm nhanh, cây chủ tạo điều kiện cho mầm mới sinh trưởng tốt thông qua việc duy trì nước trong cơ thể và có bộ rễ mới xuất hiện, nhiều tế bào lông hút nhanh hơn.

 

Ươm cành:

Việc ươm cây Thiết mộc lan không khó khăn do cây có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau do đó vườn ươm cũng không đòi hỏi khắt khe. Tuy nhiên để cây phát triển nhanh chúng ta nên chọn địa điểm và nguồn đất phù hợp tạo điều kiện cho cây ổn định về sau.

Để ươm Thiết mộc lan tại vườn ươm ta chỉ cần chuẩn bị tro trấu.

Làm thành một luống giâm ươm với bề ngang 1,5m, chiều dài tùy vào diện tích giâm ươm, để dễ chăm sóc. Có thể cho trực tiếp lên luống hoặc vào bịch ươm.

Trường hợp dâm xuống đất trồng phải chú ý nguồn đất xem độ tơi xốp, nhiều mùn.

Thời gian trong vườn ươm đảm bảo 3 đến 5 tháng.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Ốc chỉ nhỏ

Loài ốc này chỉ to bằng cúc áo, màu xám đen. Ban ngày chúng ẩn nấp trong các kẽ lá hoặc dưới đáy chậu, ban đêm mới bò lên ăn khuyết các mép lá.

Phòng trừ: Nếu là các chậu cảnh đơn lẻ có thể soi đèn bắt ốc vào ban đêm. Khi trồng nhiều có thể dùng một trong các loại thuốc trừ như Dioto 250 EC, Mosade 70 WP…, nồng độ từ 0,1-0,15%.

 

Rệp sáp

Rệp thường sống thành ổ, chích hút dịch lá non làm cho lá nhỏ, phát triển cong queo, mất đi vẻ đẹp của chậu cây.

Phòng trừ: Nếu mật độ rệp thấp có thể dùng tay chà sát để tiêu diệt. Khi mật độ rệp cao có thể kết hợp phun bằng một trong các loại thuốc Trebon 10 EC, Bassa 50 EC…

 

Bệnh đốm lá

Bệnh do một loài nấm gây hại, vết bệnh thường hình thoi hoặc hình bình hành, ở giữa có màu xám bạc, xung quanh có viền nâu đỏ.

Phòng trừ: Dùng một trong các loại thuốc trừ nấm như Anvil, Daconil…, nồng độ từ 0,1- 0,15%, phun trừ (chú ý phun ướt đều các lá).

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng