| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Thiên lý

Mã sản phẩm: CTL-004
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Hoa thiên lý là loại cây trồng phổ biến ở khắp nơi trên đất nước ta để làm giàn che bóng mát, lấy hoa, lá làm thực phẩm. Những năm gần đây, nhu cầu trồng hoa thiên lý ngày càng cao bởi cây dễ trồng, dễ chăm sóc, cho năng suất cao và nhu cầu sử dụng cũng ngày một tăng.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY hoa thiên lý

- Tên thường gọi: Cây Thiên lý

- Tên khoa học:  Telosma Cordata

- Họ: Asclepiadaceae (Thiên lý)

- Nguồn gốc: Trung Quốc

 

1. Đặc điểm hình thái

Thiên lý thuộc loài cây thân thảo, không có tua cuốn.

Thân cây mềm hóa gỗ và có thể dài từ 1 – 10m, thân cây có màu lục ánh vàng, thân non thường có lông tơ và có nhựa mủ màu trắng. Những đoạn thân cây thiên lý trưởng thành không có lông, thường có các đốt nhỏ thưa thớt và có màu xám nhạt.

Lá cây thiên lý hình tim, màu xanh đậm, lông trải đều trên gân lá, mép lá có phần cong lên và phần đầu nhọn. Phiến lá không quá dày, có hình trứng, chiều dài từ khoảng 5 – 10cm và chiều rộng 3 – 7cm, gân lá mọc nổi lên trên bề mặt lá.

Hoa thiên lý thường mọc thành từng chùm, mọc từ nách lá. Hoa thiên lý thường có màu xanh lục hoặc vàng, gồm có 5 cánh tỏa rộng, đối với các bông hoa nhỏ thì đường kính cánh bé hơn. Mỗi chùm hoa thiên lý có kích thước khá lớn, hoa nở nhiều nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Tràng hoa thiên lý màu xanh lục ánh vàng và có lông tơ.

Ngoài ra, cây thiên lý còn có quả nữa nhé, là dạng quả đài và có hình mũi mác.

 


 

2. Đặc điểm sinh học

Hoa tiên lý là loài cây dễ trồng, có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh, cho năng suất cao. Đây là loài cây thuộc họ thân leo có khả năng kháng bệnh cao. Cây giống hoa thiên lý sống tốt ở nhiệt độ từ 20 - 35độ C.

Cây giống hoa thiên lý thích hợp trồng ở những nơi có nhiều gió và ánh sáng. Cây trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Ở nước ta, cây thiên lý thích hợp trồng ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Thiên lý thường được trồng theo giàn trước nhà để tạo bóng râm che mát và làm đẹp cảnh quan cho vườn nhà, tạo không khí trong lành cho không gian sống.

Hoa thiên lý thường được dùng để chế biến như một loại rau cho các món ăn hấp dẫn, bởi hoa có vị ngọt, thanh mát và có mùi thơm đặc trưng.

Theo đông y học, hoa thiên lý có tác dụng giải nhiệt, có tác dụng an thần, giúp giấc ngủ ngon hơn, đỡ mệt mỏi, đau lưng,… Lá thiên lý có tác dụng giúp giảm đau xương khớp và hỗ trợ giảm cân khá hiệu quả. Ngoài lá và hoa, rễ thiên lý dùng nấu nước uống có tác dụng thanh nhiệt, tăng sức đề khác và giải độc cơ thể nữa đấy.

 

2. Trong phong thủy

Hoa thiên lý là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, sắt son, có thể vượt qua mọi thử thách khó khăn, chông gai nhưng vẫn luôn hướng về nhau và không có khoảng cách nào có thể chia lìa tình yêu của đôi lứa. Ngoài ra, hoa thiên lý mang một nét đẹp giản dị tượng trưng cho cho sự chân thành, gợi nhớ những kỉ niệm và tiếp thêm sức mạnh cho những người con xa quê hương

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY HOA THIÊN LÝ

1. Nước

Cây hoa thiên lý không chịu được ngập úng, vì vậy bạn nên điều chỉnh nước tưới vừa phải và phù hợp với thời tiết. Nếu tưới quá nhiều nước cây sẽ bị ngập úng, còn nếu quá khô thì cây sẽ cằn cõi và cho hoa ít hơn. Thời điểm tưới nước tốt nhất cho cây là vào buổi sáng sớm và chiều tối.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Chỉ cần lưu ý lúc cây non mới trồng thì bạn nên để cây ở chỗ mát thoáng gió, tránh nắng gắt buổi trưa là được, còn khi cây trưởng thành thì không quan trọng nắng mưa, tránh không để ngập úng lâu ngày là được.

 

3. Đất trồng

Cây hoa thiên lý có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt nhất bạn nên chọn đất thịt pha cát. Đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt, bởi thiên lý không ưa đất ngập nước, dễ gây thối rễ và chết cây.

 

4 . Phân bón

Khi cây bắt đầu leo lên giàn, bạn có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân NPK pha loãng với nước để giúp cây phát triển nhanh hơn. Lưu ý, bón xa gốc cây để tránh làm tổn thương đến bộ rễ non của cây nhé.

Khi cây bắt đầu ra hoa, bạn nên tiến hành bón bổ sung các loại phân khác như phân chuồng hoai mục, phân NPK,… sau khi bón nên trải thêm một lớp đất khác trên mặt để tránh phân bốc hơi đi khi thời tiết nắng nóng.

 

5. Nhân giống

Người trồng có thể dùng những đoạn dây bánh tẻ (không già quá và cũng không non quá) có đường kính 7 - 10 mm làm hom. Sau đó cần cắt mỗi hom dài khoảng 1m, chấm tro vào hai đầu vết cắt để chống chảy nhựa, mất nước và sát khuẩn và cuối cùng cần khoanh tròn phần phía dưới để lại 2 mắt phía trên và đem trồng.

Ngoài ra, người nông dân cũng có thể nhân giống bằng cách chọn những dây lươn mọc gần gốc, vùi đoạn sát gốc xuống đất, khoảng 15 - 20 ngày sau rễ sẽ mọc nhiều, chỉ cần cắt tách rời khỏi cây mẹ là có thể đem trồng. Chú ý: khi trồng, nên đào luôn cả đất xung quanh để tránh tổn thương rễ, khi trồng sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Thiên lý ít bị sâu hại, chủ yếu là rầy mềm, bọ trĩ thường xuất hiện trong các tháng nắng nóng. Mặc dù thiên lý ít bị sâu bệnh hơn các lọai cây khác, nhưng trong mùa nắng nóng thường hay bị rầy mềm và bọ trỉ gây hại trên đọt non và hoa. Chúng chích hút làm đọt non bị co rúm, kém phát triển, ra hoa ít, hoa đèo đẹt

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng