| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Sống Đời

Mã sản phẩm: CSĐ-046
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Sống Đời được biết đến là một loại cây dễ chăm sóc với những màu hoa rực rỡ, phù hợp cho chủ nhân thích thay mới không gian nhà ở. Không những vậy, cây còn có những công dụng hữu ích trong điều trị bệnh lý không thể bỏ qua khi sở hữu.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY SỐNG ĐỜI

- Tên thường gọi: Sống đời, lá bỏng, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử

- Tên khoa học: Kalanchoe pinnata

- Họ: Crassulaceae (Lá bỏng)

- Nguồn gốc: Madagascar, Úc hay khu vực Tây Ấn

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây thuộc dạng cây bụi thấp, thân tròn nhẵn và có các đốm tía xung quanh thân. Cây cao khoảng 30 đến 35 cm nên rất thích hợp để trồng làm cảnh.

Lá cây mọc đối xứng nhau, phiến lá dày và mọng nước, có màu xanh đậm.

Hoa phổ biến nhất có màu đỏ hoặc màu hồng. Hoa nở thành từng cụm trên ngon của nhánh cây tạo thành từng xúm tròn rất đẹp mắt

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây ưa nắng nhưng vẫn phát triển tốt ở môi trường bóng râm trong thời gian dài. Để cây sinh trưởng tốt nhất bạn nên đặt cây ở nơi có ánh nắng vừa phải như ban công, dưới mái hiên. Việc này sẽ giúp cây tránh ánh nắng gay gắt không làm cây mất nước và héo úa.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Ngoài những ý nghĩa về phong thủy kể trên, cây Sống Đời còn mang đến công dụng rất thiết thực về sức sức khỏe. Đây là bài thuốc chữa bỏng rất phổ biến trong dân gian. Theo đó, khi bị bỏng có thể lấy lá thuốc bỏng, tán nhuyễn và đắp lên vết bỏng giúp làm dịu da, giảm đau rát hiệu quả.

Ngoài ra, lá cây này còn có thể được dùng để đắp lên vết thương giúp cầm máu, đắp lên mụn nhọt để tiêu viêm, chữa viêm ruột, tiểu ra máu. Công dụng của cây Sống Đời tương tự như một loài thuốc kháng sinh, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng mà không gây tác dụng phụ. Khi có nhu cầu sử dụng bạn hãy tìm hiểu chi tiết hơn về cách thực hiện nhé.

 

2. Trong phong thủy

Sở hữu vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng cây Sống Đời có sức sống mãnh liệt đúng như cái tên của nó. Đặc biệt, loại cây này có thể tự “nhân giống”, khi lá của nó rụng xuống đất thì sẽ tự mọc rễ và phát triển thành một cây con. Cứ thế loài cây này có thể tự sinh sôi, duy trì sự sống trường thọ, vĩnh hằng của mình. Bởi đặc tính như trên mà vào ngày tết, nhiều gia đình thường trồng cây Sống Đời để mong cầu sức khỏe, tuổi tác và hạnh phúc.

Không chỉ có vậy, loài cây này còn tượng trưng cho ý chí, sự cổ vũ để bạn cố gắng, không bỏ cuộc. Có thể đặt một chậu cây lên bàn học, bàn làm việc để cầu đỗ đạt, thành công trong việc “công thành danh toại”.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY SỐNG ĐỜI

1. Nước

Bạn nên tưới nước cho cây 2 lần một ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. Đối với cây mọc từ 1 - 2 tầng thì nên tưới 1 lần/1 ngày vào buổi sớm. Bởi nước nhiều quá có thể làm chết lá trên tầng dẫn đến chết cây.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Là loại cây không ưa nắng gắt, chỉ thích nắng nhẹ. Nên bạn đặt sống đời ở gần cửa sổ, nếu để trong phòng thì nên tắm nắng cho cây 1 lần/ 1 ngày. Nhiệt độ lý tưởng để cây sống là từ 20 - 32 độ C.

 

3. Đất trồng

Đất có khả năng thoát nước tốt sẽ rất phù hợp. Bạn nên trộn đất, tro trấu, vôi bột, xơ dừa theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì cây sẽ phát triển tốt hơn.

 

4. Phân bón

Nên bón vào cây 1 - 2 muỗng cà phê phân bón. Trong 15 ngày tiếp theo thì ngâm NPK và bánh dầu rồi tưới lên cây.

 

5. Nhân giống

Có thể thực hiện nhân giống cây sống đời theo hai cách đơn giản sau đây:

  • Bằng lá: Bạn gieo khoảng từ 2 đến 3 lá già từ cây xuống đất ẩm, bón phân và tưới nước đầy đủ. Sau vài ngày sẽ xuất hiện cây con mọc ở mép lá. Đến khi cây mọc được 2 lá con, bạn tách cây con ra và trồng trong chỗ mới.
  • Bằng hạt: Chuẩn bị đất trồng có đầy đủ dinh dưỡng, độ phì nhiêu cao, dễ thoát nước. Gieo hạt xuống đất, tưới nước đầy đủ và đợi đến khi cây mọc 2 lá, tiếp đến đem cây con ra trồng vào chậu to để cây phát triển tốt hơn.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây sống đời thường có những loại bệnh hại như rầy mềm, sâu ăn lá, bọ trĩ, ... Bạn nên theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời. Có thể bạn sẽ cần đến các loại thuốc trừ sâu sinh học hoặc dùng Sherzol, Cyber, Ofunack hoặc Confidor phun trừ sâu bệnh.

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng