| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây sen đá

Mã sản phẩm: CSD-030
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Sen đá là biểu tượng cho ý chí kiên cường, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống bởi sức sống mãnh liệt của nó - thích nghi với mọi loại khí hậu, mọi địa hình và sống quanh năm và khi lá rụng có thể nảy chồi từ đó và mọc lên cây mới.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY SEN ĐÁ

- Tên thường gọi: Cây Sen đá

- Tên khoa học: Succulent

- Họ: Succulent plant

- Nguồn gốc: Vùng nhiệt đới New World từ Mexico…

 

1. Đặc điểm hình thái

Sen đá là thực vật mọng nước, đa dạng nhiều hình thái.

 

2. Đặc điểm sinh học

Sen đá rất dễ chăm sóc bởi đây là loại cây ưa nắng, thích hợp trồng ở các vùng khô cằn.

Sen đá là giống cây mọng nước, bạn sẽ thấy các nhánh lá của nó rất tươi, căng tròn để duy trì sự sống qua những ngày hạn kéo dài.

Sen đá có khả năng sống sót cả những nơi khô cằn và lá mọc thành hình như những bông hoa nên mới được gọi là hoa sen đá.

 

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Sen đá là loại cây có hình dáng và sức sống rất đặc biệt phải không nào! Bởi vậy mà lợi ích của sen đá cũng đặc biệt không kém đâu nhé!

Chúng ta có thể sử dụng sen đá để trồng làm cảnh, trưng bày: Sen đá có sức sống mãnh liệt nên ít tốn công chăm sóc, được nhiều người trồng trang trí trong nhà, khách sạn hay văn phòng. Hơn nữa, trồng sen đá còn mang đến mang sự bình an, điềm lành.

Sử dụng sen đá làm quà tặng cũng rất ý nghĩa: Sen đá tượng trưng cho sự bền lâu, vĩnh cửu, thích hợp để tặng cho người thân thiết với mình. Khi tặng một chậu sen đá là người tặng còn muốn gửi gắm tâm ý cũng như mong ước về sự thân thiết, bất tử trong tình cảm.

 

2. Trong phong thủy

Cây sen đá là biểu tượng cho ý chí kiên cường, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống bởi sức sống mãnh liệt của nó - thích nghi với mọi loại khí hậu, mọi địa hình và sống quanh năm và khi lá rụng có thể nảy chồi từ đó và mọc lên cây mới.

Ngoài ra, sen đá cũng có ý nghĩa là mang sự bình an, điềm lành đến cho gia chủ bởi lá thường xếp thành hình như những bông hoa sen giống như đài sen mà Phật Bà Quan Âm hay ngồi.

Còn đối với các bạn trẻ thì sen đá mang ý nghĩa tượng trưng cho tình bạn bền chặt, tình yêu vĩnh cửu, hoặc mối quan hệ tương thân bên nhau khi hoạn nạn, cũng như những cánh lá đan vào nhau.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY SEN ĐÁ

1. Nước

Cây sen đá quen với môi trường nóng và khô cằn. Vì vậy nên hạn chế tưới nước cho cây. Chỉ nên tưới đỏ ẩm cho đất và tránh để nước rơi vào đỉnh cây gây thối lá.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Là loài sống tại các khu vực khô cằn và nhiều đá, tất nhiên sen đá chẳng sợ gì ánh sáng mặt trời. Mỗi ngày bạn cần cho cây ra ngoài nắng ít nhất 6-8 tiếng. Nếu quá bận thì tối thiểu 2 ngày bạn cũng phải đem cây ra ngoài nắng một lần.

 

3. Đất trồng

Quen sống tại các khu vực nhiều sỏi đá, cây sen đá cần loại đất thoát nước rất tốt. Tốt nhất hãy sử dụng loại đất có trộn phân bón và cát sỏi để cây phát triển.

 

4. Phân bón

Nếu muốn cây ra hoa để trang trí thì nên dừng bón phân, tưới nước làm cây cằn cỗi để ép cây ra hoa.

Dùng thêm phân tan chậm hoặc phân hữu cơ vi lượng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

 

5. Nhân giống

Chúng ta có thể nhân giống sen đá bằng cách tách mầm con hoặc nhân giống từ lá và giâm xuống chậu.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Bệnh kiến làm tổ ở gốc sen đá

Kiến làm tổ ở gốc là một loại bệnh thường gặp ở sen đá. Nhưng nhiều người trồng sen đá khá chủ quan khi thấy có kiến di chuyển ở gốc cây. Nhưng vì cho rằng nó không gây hại, cũng không ăn cây nên hoàn toàn không trừ bỏ. Vậy nhưng thực tế, nó đang làm tổ dưới gốc cây sen đá. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của rễ cây.

Bên cạnh đó, kiến còn là nguyên nhân gián tiếp khiến cây bị rệp trắng. Đây là một tập tính của loài kiến, chúng nuôi dưỡng rệp để lấy chất mật ngọt từ rệp. Còn rệp thì sẽ được nguồn thức ăn từ kiến mà không phải “tự thân vận động”. Diệt kiến cũng là một cách bảo vệ sen đá khỏi bị rệp tấn công

Cách trị kiến ở gốc sen đá

Phương pháp xử lý khá đơn giản. Bạn chỉ cần trộn thuốc kiến cùng thay giá thể sen đá. Sau đó thay giá thể mới cho cây. 

 

Bệnh nấm – Bệnh thường gặp ở sen đá nhất

Với thời tiết nhiều vùng nắng mưa thất thường, bạn cần lưu ý nấm sẽ xuất hiện. Bạn sẽ nhận thấy cây sen đá có biểu hiện đốm đen trên lá và thân thì cây đang bị nấm thân hoặc nấm lá. Hoặc khi cây đang phát triển tốt mà héo dần từ lá gốc lên. Bạn tiến hành nhổ cây lên rồi quan sát. Nếu bạn quan sát cây không có rễ trắng nào thì bạn hãy nghĩ đến nấm rễ.

Có nhiều người khuyên bạn trị nấm bằng việc bôi Tetracylin, Gynofar, Coc85. Tuy nhiên shopcaytrong đã thử nghiệm nhưng hoàn toàn không thành công diệt tận gốc. Thậm chí có cây đã chết sau 4 ngày dùng thuốc. Vì vậy shopcaytrong chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm trị nấm – bệnh thường gặp ở sen đá ngay sau đây.

Xử lý cây sen đá khi bị nhiễm nấm

Trước tiên, bạn cần cắt bỏ phần thối, đen, sâu. Bạn lưu ý, bắt buộc phải cắt sạch sẽ, nếu không sẽ tái nhiễm. Nhớ sát trùng dao dể tránh vi khuẩn còn bám lại làm lây qua cây khác. Bạn tiến hành bôi nhẹ cồn vào vết cắt để sát trùng. Sau khi cắt, bạn phơi cây ở nơi râm mát từ 1 đến 3 ngày cho khô vết cắt rồi trồng lại.

Tuy nhiên, bạn hãy phòng bệnh cho cây trước khi để cây bị nhiễm nấm. Bạn nên phun thuốc phòng nấm mỗi 2-4 tuần một lần cho những cây sen của mình. Lưu ý nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Nếu dùng thuốc hoá học thì bạn phun Coc85, Anvil 5SC, nấm Hồng… Vì cây khá nhỏ nên bạn pha loãng liều lượng hơn một chút. Hoặc cũng có thể dùng chất hữu cơ như Gynofar hoặc ôxi già. Bạn pha 10ml cho 1l nước phun đẫm lá để ngừa nấm lá, nấm thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể cào một lớp đất trên mặt chậu, sau đó rải một lớp mỏng nấm đối kháng Trichoderma. Bạn lấp đất lại rồi tưới cho đẫm. Nấm đối kháng nên bổ sung 2 đến 3 tháng một lần vừa giúp đất tơi xốp vừa thêm lợi khuẩn.

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng