| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Sấu

Mã sản phẩm: CS-030
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây sấu là cây công trình được trồng làm cây bóng mát, cây ăn quả, cây lấy gỗ, ... Cây được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY SẤU

- Tên thường gọi: Cây Sấu

- Tên khoa học: Dracontomelum duperreanum Pierre

- Họ: Anacardiaceae

- Nguồn gốc: các nước nhiệt đới Châu Á

 

1. Đặc điểm hình thái

Thân: Sấu thuộc dạng cây gỗ lớn sống lâu năm. Một cây trưởng thành sẽ có chiều cao từ 20-30 mét. Với đường kính lớn và cho tán khá rộng. Với những cây trưởng thành thân sẽ có màu đen và bong những mảng lớn hoặc sần sùi. Những cành non sẽ được phủ một lớp long màu nâu.

Lá: lá cây sấu có dạng lá kép long chim một lần dài mọc so le nhau.  Các lá lớn mang từ 11 - 17 lá chét mọc cách, phiến lá chét có hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn. Mặt trên của lá có màu xanh bóng, mặt dưới nhạt màu hơn với các gân nổi rõ.

Hoa: của chúng thuộc dạng hoa lưỡng tính mọc thành từng chum khi nở có màu trắng xanh khá đẹp. Hoa mọc ở ngọn hay gần ngọn, hoa nhỏ màu trắng xanh hoặc xanh vàng với đặc điểm 5 đài, 10 nhị, hoa có lông mềm.Cây ra hoa vào khoảng tháng 4-5 và sau khoảng nửa tháng sẽ đậu quả.

Quả: quả hạch hình cầu dẹt, có đường kính khoảng 2cm, lúc non có màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng. Mỗi quả có một hạt cứng, màu trắng, thô ráp, hóa gỗ khi khô, bề mặt hạt sần sùi có nhiều gai và tơ mềm kết với thịt quả.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Sấu là cây ưa sáng, chịu được hạn rất tốt vì cây có bộ rễ khỏe, ăn sâu vào lòng đất để hút nước. Đây là loài cây có biên độ sinh thái rộng, phù hợp với đất đai và khí hậu ở miền Bắc. Cây mọc tốt trên đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến đất thịt trung bình và thoát nước tốt, các loại đất phù sa ven sông, ven suối, đất đồi núi mát ẩm.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Trồng cây Sấu có đa tác dụng, vừa được trồng để lấy gỗ, vừa được thu nhập từ quả, tại các khu dân cư chúng lại là một loại cây tạo bóng mát hiệu quả, thân cây thẳng, lá xanh thẫm, bóng rợp, không bị đổ ngã, quả tươi được dùng nấu canh chua, làm giấm, làm ô mai… Đồng thời nó cũng được sử dụng điều trị một số loại bệnh và trong y học dân tộc cổ truyền Phương Đông.

Cây sấu còn có thể trồng làm rừng phòng hộ chống sói mòn đất.

Do là một loại cây gỗ lớn có tuổi thọ cao, tỏa bóng tốt, tán lá dày, lá bóng láng, hoa đẹp, cho quả nhiều tiện lợi nên Sấu được trồng nhiều nơi giúp tạo bóng mát và thu hoạch quả. Hà Nội chính là nơi trồng nhiều sấu hơn hẳn các nơi khác.

 

2. Trong phong thủy

Ngoài những công dụng hữu ích nếu trên, cây sấu còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Tuy nhiên, để phát huy hết tác dụng phong thủy của cây, người trồng cần đặt cây đúng tại đúng vị trí của nó, cụ thể như:

Đối với những ngôi nhà ở vùng nông thôn, có diện tích vườn rộng rãi, có thể trồng cây ở những nơi thoáng mát, cạnh hoặc sau nhà. Lưu ý nên trồng cây ở bên trái của cửa ra vào để tạo phong thủy tốt nhất.

Tuyệt đối không được trồng cây sấy thẳng hướng cửa nhà. Bởi đây là cây gỗ lớn, trồng chính diện cửa sẽ làm tắc nghẽn sự lưu thông vượng khí, làm mất cân bằng âm dương, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả gia đình.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, không nên trồng cây sát tường và thường xuyên cắt tỉa cành lá, không để cây quá um tùm, xum xuê, ảnh hưởng tới sinh khi trong ngôi nhà.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY SẤU

1. Nước

Cần cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt là vào mùa khô. Nên tưới mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sau mỗi trận mưa cần xới phá váng, tránh gây ngập úng cho cây.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Cây Sấu là loại cây ưa sáng và ẩm, và có thể sống trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, bao gồm cả khí hậu nóng và ẩm ướt.

 

3. Đất trồng

Cây đặc biệt ưa đất tươi xốp, thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng. Để hạn chế sâu bệnh và sai hoa người trồng nên chọn nơi thông thoáng.

 

4. Phân bón

Nên vun xới quanh gốc hằng năm. Phát quang gốc cây và bón phân lót định kỳ để cây sấu phát triển thuận lợi. Mỗi năm cần bón từ 2 - 3 lần 500g phân NPK cho mỗi gốc cây. Có thể bón phân bằng cách đào rãnh quanh gốc, cách 50 - 80cm, rải phân xuống rồi lấp đất và tưới nước. Khi cây càng lớn, lượng phân cũng phải tăng lên, để đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng để ra hoa, đậu quả.

 

5. Nhân giống

Hạt sấu có khả năng nảy mầm nhanh, vì vậy cây thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt.

Để tiến hành gieo hạt, bạn cần lựa chọn cây giống từ 7 - 10 năm tuổi, thu hoạch hạt và xử lý bước đầu để tách lấy hạt giống. Hạt giống được ngâm trong nước ấm và che chắn cẩn thận để tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Sử dụng túi nilon với kích thước vừa phải để làm bầu. Gieo hạt vào bầu đất và phun sương thường xuyên, giúp hạt đủ độ ẩm để nảy mầm và phát triển.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây sấu ít khi bị sâu bệnh gây hại, tuy nhiên bạn vẫn cần chú ý phòng trừ một số loại sâu và bệnh hại thường gặp ở cây công trình như sau:

 

Bệnh thán thư: Có thể dùng Benlate, Ridomil Gold 68 WP, Score 250 EC, Newtracon 70WP, Map Green 6SL, ... để phun từ khi hoa nở đến khoảng 2 tháng sau đó.

 

Bệnh muội đen: Bệnh do sự bài tiết của rệp gây nên. Bạn cần dùng Trebon 2.5 EC để xử lý loại bệnh này.

 

Bệnh cháy lá: Khi thấy xuất hiện dấu hiệu cây bị vàng lá và rụng dần, bạn cần cắt bỏ cành bệnh và đem tiêu hủy. Đồng thời sử dụng thuốc TT Basu 250WP, COC 85WP, Metalaxyl, Kasumin 2L, Norshield 86.2 WG, …

 

Ruồi đục quả: Khi quả già, sẽ xuất hiện ruồi đục quả vào đẻ trứng. Sâu non khi nở ra sẽ ăn thịt quả làm quả bị thối và rụng. Để phòng trừ bệnh, bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Padan 95SP, Badang 300WP, Sherpa 25EC, Lục Sơn 0.26 DD, ...

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng