| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Sang

Mã sản phẩm: CS-028
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây sang là một loại cây vó cảnh bóng mát, đang được ưa chuộng trong việc cải tạo cảnh quan đường phố, vỉa hè,... Ngoài việc tạo lập không gian xanh mới ra thì cây còn mang đến một bóng mát che chắn cho khuôn viên rất tốt. Ngoài ra, cây còn mang một ý nghĩa phong thủy cho gia chủ như vận may và tài lộc. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển, cách trồng và chăm sóc cây.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY SANG

- Tên thường gọi: Cây Sang

- Tên khoa học:  Sterculia Lanceolata

- Họ: Lộc vừng

- Nguồn gốc: Lào và Campuchia

 

1. Đặc điểm hình thái

Thân: Cây thuộc loại thực vật thân gỗ kích thước nhỏ, có chiều cao trung bình rơi vào khoảng 3 – 10m, đường kính thân từ 15 – 20cm. Thân cây đứng thẳng, hướng về cao, lớp vỏ bên ngoài của cây khá nhẵn và thường ngả theo màu nâu xám.

Cành: Cây thuộc họ lộc vừng nên giống với chi của mình thì sẽ phân cành thành nhiều nhánh. Cây có độ bao phủ của các tán lá khi trưởng thành có thể rộng lớn đến 25m2.

Lá: Cây thuộc loại cây lá đơn, có mặt lá to. Lá của cây có hình ngọn giáo, nhọn ở đầu và thuôn dần về thân. Bản lá nguyên và bên dưới có lớp lông trắng, gân mọc đối xứng từ 5 - 7 đôi.

Hoa: Cây cho ra hoa có năm cánh dài, nhỏ như những ngôi sao và mọc thành từng chùm nhỏ trên các ngọn cây cao. Hoa sang đực có cuống của các nhị không có lông và các bao phấn xếp thành hai dãy. Còn hoa cái thì có bầu hoa nhiều lông với hình cầu to đặc trưng. 

Quả: Khác với các giống cây khác, hoa của cây cũng chính là quả. Mỗi quả có chiều dài từ 5 - 8cm, bên trong chứa từ 4 - 7 hạt đen. Khi quả chín, các chùm hoa sẽ chuyển từ vàng ngả sang màu đỏ và dần bung cánh ra như các ngôi sao nhỏ lấp lánh, để bộc lộ ra những hạt sang nhỏ như hạt trần.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây thuộc dạng thân gỗ có sức sống lâu năm, thích sinh trưởng ở nơi có nhiều ánh sáng, và hầu như có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau chỉ ngoại trừ đất chua, ngập mặn.     

Cây xuất xứ là giống cây sang rừng mọc cheo leo ở các sườn đồi núi trung du nên cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ. Sau khi được du nhập và trồng được trên các con phố lớn thì cây vẫn phát triển tốt như trong tự nhiên.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Làm cây cảnh và bóng mát

Cây sang được trồng trong công viên, trên các con phố, trên đường làng ngõ xóm để làm công trình cho bóng mát đẹp

Cây sang xanh mát quanh năm, giúp cho không gian luôn trong sạch, cung cấp khí oxi đảm bảo cho sức khỏe của mọi người.

 

Chữa một số loại bệnh

Một số bộ phận trên cây sang có tác dụng làm thuốc trong y học. Lá cây sang được dùng để trị đòn ngã, vỏ cây trị mụn nhọt và làm nguyên liệu cho thuốc thanh phế nhiệt.

 

Hạt sang làm món ăn vặt

Tách quả sang lấy hạt rồi rang lên, ta được món hạt sang thơm ngon, béo bùi. Nhâm nhi 1 cốc trà và 1 đĩa hạt sang vào sáng sớm, thật hấp dẫn phải không nào?

 

Công dụng khác

Những sợi của vỏ cây sang có thể dùng để sản xuất giấy viết và túi xách thời trang rất chất lượng.

 

2. Trong phong thủy

Ngoài ngoại hình đẹp được dùng trồng làm cây bóng mát, cải tạo cảnh quan thì cây còn được tượng trưng cho các ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Theo các văn học dân gian, việc trồng cây sang cảnh trong khuôn viên gia đình sẽ giúp mang lại may mắn, tài lộc đến cho gia chủ. Chính vì nguyên do đó mà cây còn được gọi với tên khác là cây sang giàu - Mang đến phú quý, giàu sang cho gia đình.

Để tiện cho việc trồng trong nhà, phù hợp không gian thì nhiều người còn thường xuyên uốn các cây sang non thành hình dạng bonsai để trang trí cho tiểu cảnh trong khuôn viên nhà.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY SANG

1. Nước

Cây sang lẻ có nhu cầu nước và độ ẩm rất cao, chúng có thể sống trong tình trạng ngập úng lâu ngày. Khi không đảm bảo đủ lượng nước, sang sẽ phát triển rất chậm, xuất hiện lá vảy và điểm lồi trắng trên cành và thân.

Bạn nên duy trì tưới nước cho cây 3 – 4 lần/ tuần vào mỗi buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Mùa mưa có thể giảm lượng nước tưới để cây tự hút nước trong lòng đất.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Sang thân gỗ có thể sống trong nhiều điều kiện chiếu sáng khác nhau. Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ. Những cây sang trồng công trình còn có thể chịu được ánh sáng cường độ cao.

 

3. Đất trồng

Đất trồng cây sang cũng rất đa dạng, để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất cho cây sau này thì bạn nên lựa chọn những loại đất giàu mùn, không nên trồng trên đất sét và đất chua, điều này sẽ khiến cây phát triển chậm.Đồng thời đất phải thoát nước tốt, đất phải sạch, không chứa mầm sâu bệnh.

 

4. Phân bón

Để đáp ứng được quá trình phát triển cho ra hiệu quả cao, bạn cần phải chú ý nhiều hơn đến các chế độ dinh dưỡng đất cho cây. Bạn cần định kỳ hàng tháng bón phân DAP hoặc phân chuồng cho cây 1 lần sau khi đã trồng cây. Nếu cảm thấy cây phát triển chậm vì thiếu chất dinh dưỡng thì bạn có thể cho thêm 1 ít hỗn hợp phân bón NPK 2 lần/năm.

 

5. Nhân giống

Nhân giống bằng biện pháp gieo giống

Phải chọn lọc các hạt đã già, to, tròn, màu đen tuyền. Những hạt này cần được bảo quản ở nơi khô ráo. Sau đó làm tơi đất rồi gieo hạt. Sau khi gieo cần phải phủ rác mục trên bề mặt đất và giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới nước.

Sau 3 - 4 tháng khi đã lên cây con thì có thể di chuyển cây ra các công trình mới.

 

Nhân giống bằng biện pháp chiết cành

Nên chọn những cành tươi tốt, không bị sâu bệnh, có đường kính từ 1 - 2 cm là tốt nhất. Sau khi cắt khoanh vỏ cành chiết thì bó bầu đất đã chuẩn bị từ trước.

Sau khoảng 1 tháng cành chiết sẽ mọc rễ. Khi đó, có thể cắt cành chiết, và đem giâm xuống đất trồng.

Sau khoảng nửa tháng khi cành chiết đã thích nghi với môi trường đất và ánh sáng thì có thể tưới nước phân và chăm sóc như cây con.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây hoa sang cổ thụ là một loại cây thân gỗ lâu năm sống trong rừng nên có khả năng chống chịu tốt với nhiều loại bệnh và thời tiết. Tuy nhiên vào thời điểm cây ra hoa lại rất dễ bị sâu bệnh tấn công, dẫn đến tình trạng mục thân, rụng lá,…Có thể quét vôi xung quanh thân cây để phòng trừ sâu đục thân phá hoại, ảnh hưởng đến sự phát triển và ra hoa của cây. Bạn nên lưu ý các dấu hiệu và biện pháp phòng tránh dưới đây.

 

Sâu ăn lá

Trong quá trình phát triển, cây lộc vừng vẫn thường xuyên bị các loại nấm và sâu bệnh gây hại, đặc biệt là bọ cánh cứng. Loại sâu bệnh này sẽ ăn trụi lá cây, nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nảy chồi, ra hoa.

Để phòng trừ, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau đây: Thuốc trừ sâu sinh học thương hiệu Đại Bàng, đặc trị sâu đã kháng thuốc, thuốc trừ sâu Regent 1,6g/ bình 16l, phân bón lá Atonik, ...

 

Sâu đục thân

đây là một loại sâu bệnh nguy hại rất khó chữa  trên 1 số các loại cây thân gỗ, cây bóng mát trồng công trình vì chúng thường kí sinh sâu trong thân, cành cây. Âm thầm gặm nhấm hết phần lõi khiến mạch rây và mạch gỗ không còn khả năng vận chuyển nước và khoáng nuôi dưỡng cây. Nếu không phát hiện kịp thời cây sẽ héo chết và rất dễ bị đổ, gãy khi gặp thời tiết mưa to, gió lớn.

Để phòng trừ, bạn có xem xét theo từng trường hợp sau đây. Nếu cây đã xác định nhiễm bệnh còn nhẹ thì nên cân nhắc chặt phần cành bị đục để tránh lây sang bộ phận khác. Nếu cây đã nhiễm nặng nên tham khảo các loại thuốc có hoạt tính mạnh sau đây để diệt trừ sâu hại: Regent 800WG, Viphensa 50ND, ...

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng