| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Quất

Mã sản phẩm: CQ-021
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Từ lâu cây quất đã được trồng rất phổ biến tại khắp các vùng miền của Việt Nam. Mỗi dịp Tết đến xuân về, cây quất thường xuyên là loài cây cảnh trong nhà các hộ gia đình. Đặc biệt tại các tỉnh phía nam, đây càng là loại cây không thể thiếu trong những ngày lễ Tết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin về loài cây này như ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

A. ĐẶC ĐIỂM của Cây Quất

Tên thường gọi: Cây Quất

Tên khoa học: Fortunella japonica

Họ: Cam (Rutaceae)

Nguồn gốc: Châu á nhiệt đới, Trung Quốc, Nhật Bản

 

1. Đặc điểm hình thái

Quất là loài thân gỗ, có chiều cao trung bình chỉ từ 70cm – 1.5m, đôi khi hơn 2m nếu trong điều kiện thích hợp.

Dù có chiều cao khiêm tốn nhưng cây quất phân chia cành nhánh rất nhiều. Thân cây dẻo với vỏ màu xám. Trên thân và cành quất có các gai nhọn mọc dài, không cẩn thận có thể làm bị thương.

Lá cây có màu xanh thẫm, mọc đơn và rất dày, tạo cho cây quất dáng vẻ um tùm, xanh tốt quanh năm. Lá cây có hình elip nhọn ở 2 đầu, bề mặt dày và viền nhẵn, các đường gân mọc đối hiện rõ.

Hoa quất có màu trắng, khá nhỏ. Mỗi bông hoa gồm 5 cánh hoa hướng ra xung quanh với nhụy vàng ở chính giữa.

Qủa có hình tròn, khi non thì màu xanh thẫm, sau đó khi chín thì chuyển qua màu vàng cam. Bên trong là các múi có chứa hạt, có vị chua ngọt đặc trưng của các loại cam quýt.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Về đặc tính sống, quất sinh trưởng nhanh, phù hợp với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Cây ưa sáng, ưa ẩm, chịu úng kém. Có thể nhân giống cây bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành, chiết cành.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Như đã thông tin ở trên, công dụng đầu tiên phải nhắc đến chính là làm cảnh. Không chỉ trồng để trưng bày trong nhà vào dịp Tết, cây quất còn được trồng nhiều ở các khu vực công cộng như công viên, khu nghỉ dưỡng để làm cây công trình.Trồng quất để trang trí cho sân vườn biệt thự cũng là một lựa chọn tuyệt vời.

Ngoài làm cảnh, quất còn được biết đến như một loại thảo dược.

Theo nhiều ghi chép Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Nó có công năng hóa đảm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn, lá quất có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt.

Nhiều người còn tận dụng vị chua ngọt và hương thơm tinh dầu của quất để làm mứt. Nếu bạn đã từng thưởng thức món mứt quất thì chắc hẳn sẽ không bao giờ quên.

 

2. Trong phong thủy

Cây quất dù nhỏ nhưng tán lá dày, ra nhiều quả căng tròn mọng nước. Mỗi lần kết trái sẽ là sự kết hợp của sắc cam vàng và xanh rất đẹp. Bởi vậy cây quất tượng trưng cho sự sung túc đủ đầy.

Một cây cất kết nhiều trái là điểm báo cho một năm mới nhiều may mắn, sức khỏe và viên mãn.

Bởi vậy, không khó hiểu khi nhiều người ưa chuộng cây quất, trưng bày trong nhà vào dịp Tết để hy vọng một năm mới nhiều may mắn, tài lộc.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY QUẤT

1. Nước

Là loài ưa ẩm, bạn nên duy trì lượng nước tưới cho cây quất thường xuyên, tốt nhất là 3 lần mỗi tuần. Nếu trời nắng gắt thì tăng tần suất lên và ngược lại khi trời mưa nhiều. Khi tưới cũng cần đảm bảo làm ướt cả lá, không chỉ tưới mỗi trong gốc.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Cây quất ưa sáng, nên vị trí thích hợp để trồng cây là những nơi thoáng mát, rộng rãi. Khi cây còn nhỏ thì chỉ cần che chắn mỗi khi nắng gắt là được. Nói vậy không có nghĩa là cây quất không sống được trong nhà, chỉ là sinh trưởng sẽ kém hơn một chút.

 

3. Đất trồng

Cây quất trưởng thành không cần đất quá màu mỡ, nhưng với cây con thì bạn nên chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng một chút. Đất cần trộn thêm phân chuồng, xơ dừa, mùn để tăng độ tơi xốp.

Bầu đất để ươm cây cũng cần có lỗ bên dưới để đảm bảo khả năng thoát nước.

 

4. Phân bón

Định kỳ 2 tháng một lần bón cho cây một ít phân NPK là đủ cho cây phát triển. Nếu thấy đất trong chậu quá cằn cỗi thì có thể thay đất để làm mới môi trường sống.

 

5. Nhân giống

Quất có thể nhân giống bằng nhiều cách như gieo hạt, giâm cành hoặc chiết cành, trong đó phương pháp giâm cành hoặc chiết được ưa chuộng hơn vì tỉ lệ sống cao, sinh trưởng nhanh.

Cách thực hiện cũng giống những cây khác, đó là chọn cành bánh tẻ to mập, sau đó cắt đoạn khoảng 15cm, tỉa bớt lá.

Nhúng cành vào dung dịch kích rễ rồi cắm vào bầu đất, tưới đẫm nước, che giàn cẩn thận. Sau vài tuần là cành sẽ bén rễ và sinh trưởng thành cây mới.

Khi cây đạt kích thước khoảng 30cm trở lên thì có thể trồng ra đất hay chuyển vào chậu theo ý muốn.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây quất ít khi gặp sâu bệnh, nhưng vào mùa mưa ẩm vẫn có thể bị nấm, nắng gắt thì vàng lá. Bạn chỉ  cần chú ý quan sát, loại bỏ lá hư thối. Nếu tình trạng sâu nấm quá nặng thì có thể ra đại lý thuốc bảo vệ thực vât, nhờ tư vấn cách điều trị.

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng