| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Nhội

Mã sản phẩm: CN-025
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Nhội là cây được trồng để lấy bóng mát ở nhiều thành phố lớn đặc biệt là tại Hà Nội. Cây có tuổi đời cao và được người trồng cây cảnh đặc biệt yêu thích, cây được trồng nhiều để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY NHỘI

- Tên thường gọi: Cây Nhội

- Tên khoa học: Bischofia javanica Blume

- Họ: Thầu Dầu

- Nguồn gốc: Đông Nam Á

 

1. Đặc điểm hình thái

Thân cây Nhội to, thân gỗ, có thể cao tới hơn 20m. Lá kép có hình trúng hay hình mác rộng bao gồm 3 lá chét, mép lá có răng cưa dài 10 -15cm, đầu lá và đáy lá chét đều nhọn, phần cuống của 3 lá chét chung dài tới 8 -10cm.

Hoa: Hoa mọc thành cụm, cụm hoa được mọc ra ở kẽ lá. Thuộc loài hoa đơn tính, khác gốc, nhỏ và có màu lục nhạt, hoa đực gồm có: 5 lá đài, 5 nhị.  Hoa cái cũng gồm: 5 lá đài, bầu 3 ô, mỗi ô chứa khoảng 2 noãn. Hoa được nở vào cuối xuân đầu hạ và mọc thành chùm thõng xuống.

Quả: Quả thịt, có hình cầu, đường kính từ 6 - 12mm, có màu nâu hay hồng nhạt, có vị chát, chức 2 đến 3 màu nâu, vỏ quả trong dai. Quả thường chín tháng 10 - 11.

 


 

2. Đặc điểm sinh học

Cây có đặc điểm sinh trưởng nhanh, được tái sinh bằng hạt và chồi rất mạnh, cây dễ trồng và dễ chăm sóc.

Cây Nhội thuộc loài cây ưa ánh sáng và thường mọc rải rác ở những nơi ẩm, đất sâu dày, ven sông suối, ...

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Cây có đặc điểm sinh trưởng nhanh, được tái sinh bằng hạt và chồi rất mạnh, cây dễ trồng và dễ chăm sóc.

Cây Nhội thuộc loài cây ưa ánh sáng và thường mọc rải rác ở những nơi ẩm, đất sâu dày, ven sông suối, ...

Cây được trồng Chủ yếu để lấy gỗ: Gỗ cây nhội có màu đỏ nhạt, rất cứng và chắc chắn dùng để làm cột nhà, chày giã gạo, ván sàn, đóng thuyền, xe cộ, làm trụ mỏ...Tuy nhiên loại gỗ này thường bị sâu bọ ăn, tấn công nên chỉ được coi là loại gỗ hồng sắc, độ bền của gỗ không quá 20 năm.

Trước đây ít thấy dùng lá để làm thuốc. Nhưng hiên nay, người ta bắt đầu sử dụng lá  làm thuốc. Lá có thể hái quanh năm, nhưng để lá có chất lượng tốt nhất thì nên hái lá vào lúc cây đang ra hoa. Quả Nhội có thể ăn được, chim cũng rất ưa thích loại quả này.

Lá nhội non được sử dụng làm rau khi ăn món gỏi cá.

Ngoài ra, Lá nhội còn có tác dụng rất mạnh đối với trùng roi (Trichomonas vaginalis) nó được áp dụng để điều trị thí nghiệm bệnh ỉa chảy của khỉ do ly trực trùng, cho kết quả khỏi tới 88% trên người, lá cũng được dùng để chữa trị bệnh khí hư do trùng roi, cho kết quả rất tốt. Độc tính rất thấp.

Cây được trồng để làm cảnh, thường được trồng ở ven đường phố lấy bóng mát

Lá Nhội sử dụng để giải độc, tiêu sưng thủng. Lá được dùng để trị viêm gan do virus, trẻ em cam tích, trị viêm phổi, khí hư, bạch đới.

Rễ và vỏ được dùng trị phong thấp, đau nhức xương khớp.

Ngoài ra, một số nơi còn dùng lá non thái nhỏ, rửa kỹ để xào hay nấu canh.

 

2. Trong phong thủy

Vì cây nhội là vốn giống cây lớn có nhiều tán lá rộng, nhiều nhánh, nhiều cành. Do đó, gia chủ cần đảm bảo có một khoảng không đủ rộng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Khi vào mùa, gia chủ để ý thấy cây nhội ra quả to, tươi, bóng bẩy, lá cây xanh tốt. Theo phong thuỷ, điều đó cũng biểu hiện cho sự an lành, sinh sôi và phát triển tốt.        

Bên cạnh đó, không chỉ cây nhội, mà bất cứ loại cây nào được trồng trong khuôn viên gia đình. Nếu chúng cho ra nhiều lá xanh tốt, ra nhiều quả thì nó cũng tượng trưng cho những tài lộc, may mắn sẽ đến với chủ nhà. Vì vậy, các bạn hãy cứ trồng và chăm sóc tốt cho chúng, chắc rằng, mọi sự an lành và phúc khi sẽ đến với các bạn.

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY NHỘI

1. Nước

Cây ưa nước nên cần được tưới nước thường xuyên lúc mới trồng. Khi cây lớn không cần phải tưới nhiều.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Cây Nhội là loại cây ưa sáng và ẩm, và có thể sống trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, bao gồm cả khí hậu nóng và ẩm ướt.

 

3. Đất trồng

Cây đặc biệt ưa đất tươi xốp, thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng. Để hạn chế sâu bệnh và sai hoa người trồng nên chọn nơi thông thoáng.

 

4. Phân bón

Định kỳ 1 lần/ tháng bón phân NPK cho cây. Có thể pha loãng với nước để tưới, nếu bón trực tiếp thì nhớ tưới nước cho cây sau khi bón.                                   

5. Nhân giống

Cây được tái sinh bằng hạt và bằng chồi

Đối với cây tái sinh bằng hạt, chỉ cần chọn cây mẹ có đặc tính tốt, khỏe không bị sâu bệnh, sau khi cây ra quả được 2 mùa vụ tiến hành lấy hạt và ươm. Gieo hạt vào luống, phủ lên một lớp đất mỏng khoảng 0.5 cm. sau khoảng gần 1 tuần hạt sẽ nảy mầm. Lúc đó có thể cho cây vào bầu. Khi cây được từ 2 – 4 lá có thể đem trồng.

Ươm trồng ở nơi đất tơi xốp.

Vì cây có bán kính rộng nên trồng với mật độ từ 5 – 6 m.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Bệnh thán thư: Có thể dùng Benlate, Ridomil Gold 68 WP, Score 250 EC, Newtracon 70WP, Map Green 6SL,... để phun từ khi hoa nở đến khoảng 2 tháng sau đó.

 

Bệnh muội đen: Bệnh do sự bài tiết của rệp gây nên. Bạn cần dùng Trebon 2.5 EC để xử lý loại bệnh này.

 

Bệnh cháy lá: Khi thấy xuất hiện dấu hiệu cây bị vàng lá và rụng dần, bạn cần cắt bỏ cành bệnh và đem tiêu hủy. Đồng thời sử dụng thuốc TT Basu 250WP, COC 85WP, Metalaxyl, Kasumin 2L, Norshield 86.2 WG, …

 

Ruồi đục quả: Khi quả già, sẽ xuất hiện ruồi đục quả vào đẻ trứng. Sâu non khi nở ra sẽ ăn thịt quả làm quả bị thối và rụng. Để phòng trừ bệnh, bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Padan 95SP, Badang 300WP, Sherpa 25EC, Lục Sơn 0.26 DD, ...

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng