| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Nho Thân Gỗ

Mã sản phẩm: CNT-023
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Bất cứ ai khi nhìn giống nho này lần đầy tiên đều phải ngạc nhiên bởi chúng khác xa so với tưởng tượng về những cây nho thân leo mềm yếu. Thân của loại cây này là thân gỗ như cây ổi, quả mọc trên thân y như cây sung, trái to bằng quả mận nhưng ăn lại ngon ngọt như nho. Chính điểm độc đáo này đã thu hút rất nhiều người muốn mua về thưởng thức và trồng thử giống nho này tại nhà.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY NHO THÂN GÕ

- Tên thường gọi: Cây Nho Thân Gỗ

- Tên khoa học: Jabuticaba

- Họ: Sim (Rhodomyrtus)

- Nguồn gốc: Brazil

 

1. Đặc điểm hình thái

Là cây bụi gỗ chậm phát triển, là loài cây lâu năm, có chiều cao khoảng 6m, đường kính thân đối với cây trưởng thành từ 10 – 30cm

Lá cây có màu xanh, mọc đối xứng, hình mũi mác, có chiều dài từ 3 – 10cm, rộng từ 1.5 – 2cm. Kích thước của lá nho thân gỗ cũng thay đổi tùy theo từng loài khác nhau.

Hoa của cây có màu vàng trắng, mọc từ thân cây. Quả có hình dáng giống quả nho, to tròn, căng mọng, tím sẫm nhưng có vỏ dày như vỏ mận. Quả có hạt, lớp thịt quả có màu trắng, ăn vào vị thơm ngọt chua chua mùi rượu vang rất lạ miệng.

Quả nho thân gỗ có mọc quanh thân. Hàng trăm những bông hoa và quả mọc chi chít trên thân cây vô cùng độc đáo, nhánh và số lượng nhiều tương tự như cây sung Việt Nam. Khi chưa chín, quả có màu xanh, sau đó chuyển dần sang màu đỏ rồi màu tím.

 


 

2. Đặc điểm sinh học

Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trên đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi cũng có thể trồng được nho miễn là nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, có điều kiện tưới nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa.

Nho thân gỗ có thể được trồng quanh năm vì đây là giống cây không kén đất và chịu được nhiều điều kiện sống khác nhau.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Nho thân gỗ là giống cây ăn quả được nhập khẩu vào nước ta. Quả của loài cây này chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nên được coi là một trong những loại quả quý hiếm, đắt đỏ bậc nhất hiện nay.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phần vỏ tím của nho thân gỗ chứa nhiều anthocyanins – chất có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, chống ung thư,… hiệu quả. Khi ăn nho thân gỗ thường xuyên sẽ giúp cho da dẻ luôn căng mịn, tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và ổn định lượng đường huyết.

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, hạt và vỏ của cây nho thân gỗ có khả năng chữa táo bón và chống dị ứng.

Vì vậy, bên cạnh chọn mua nho thân gỗ về làm cây che bóng mát, cây cảnh thì nhiều người còn chọn lựa để làm cây ăn quả giàu dinh dưỡng cho gia đình hay trồng với số lượng lớn để làm kinh tế.

Quả nho thân gỗ có thể ăn ngay sau khi thụ hoạch, vị ngọt mềm và chua chua thanh mát dễ ăn, mùi hương dễ chịu. Quả còn được xử lý tách lớp vỏ cứng bên ngoài, sử dụng phần thịt quả để làm thạch, mứt. Trong quả còn chứa hàm lượng lớn pectin – một trong những chất quan trọng để sản xuất rượu.

Nếu đem phơi khô, quả nho thân gỗ sử dụng trong y học cổ truyền như một vị thuốc chữa hen suyễn, ho ra máu, tiêu chảy, chống oxy hóa cao.

Các sắc tố tự nhiên trong nho thân gỗ làm giảm nguy cơ hình thành các tế bào ung thư, chống lại một số bệnh về tim mạch và sự hình thành các cục máu đông.

Không những vậy, trong nho thân gỗ còn chứa một số các chất dinh dưỡng khác như sắt, photpho, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, niacin… giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cung cấp dinh dưỡng và loại bỏ độc tố trong cơ thể.

 

2. Trong phong thủy

Với cách mọc độc đáo của mình, nho thân gỗ được xem là có ý nghĩa to lớn khi trồng trong gia đình. Quả mọc xum xuê, dày đặc quanh thân tượng trưng cho sự bao bọc, sung túc trong gia đình. Cây thể hiện sự ấm no, hạnh phúc, cuộc sống đầy đủ tiện nghi cho gia chủ. Những thân cây gỗ cứng chắc, có tuổi thọ lên đến hàng chục năm, sức sống mãnh liệt, thân hình cường tráng mang đến cho gia chủ nhiều sức khỏe và phúc thọ.

Cây nho thân gỗ thích hợp trồng trong chậu, trồng trên đất liền thổ, do đó được nhiều người lựa chọn trồng như một cây bonsai đặt trước ban công, trước vườn nhà với mong muốn phát huy ý nghĩa phong thủy tốt nhất

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY NHO THÂN GỖ

1. Nước

Trong thời gian cây mới trồng bạn phải đảm bảo tưới nước cho nho hai ngày một lần. Khi trời khô, tưới nước nhiều được khuyến khích mạnh hơn, đặc biệt là trong thời gian nở hoa và khi thu hoạch quả.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Nho thân gỗ có thể chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt, từ -20 độ C cho đến 40 độ C. Tuy nhiên, để cây nhanh ra hoa, sai quả thì nên trồng ở những nơi có nhiệt độ ấm áp.

 

3. Đất trồng

Cây nho cũng không kén đất, có thể trồng được ở những vùng đất cát thô, đất sỏi đá cho đến đất thịt nặng.

 

4. Phân bón

Về việc bón phân cho cây nho thân gỗ, bạn nên dùng các loại phân bón tổng hợp để bón cho cây như: NPK 16 - 16 - 8; 20 - 20 - 15; 14 - 8 - 6; 18 - 8 - 8 - 6; 20 - 10 - 5; 30 - 9 - 9, DAP 18 - 46 - 0, ...

Ngoài ra còn dùng thêm các loại phân khác như phân lân super, lân nung chảy, lân vi sinh, phân đạm ure, phân chuồng ủ hoai mục, phân vi sinh, … để cây đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất.

 

5. Nhân giống

Bạn có nhân giống cây nho thân gỗ bằng cách ươm mầm cây từ hạt giống hoặc ghép cành, chiết cành.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Dù cây nho thân gỗ khỏe mạnh đến đâu cũng dễ gặp phải sâu bệnh, dưới đây là một số bệnh thường gặp ở cây nho thân gỗ và cách phòng ngừa.

Bệnh nứt quả:Trong giai đoạn cây nuôi quả, cây không đủ lượng nước cần thiết do thời tiết hanh khô, làm quả cây bị nứt vào lúc chín. Hoặc bị sâu bệnh, côn trùng và nhện hay bọ trĩ đục lỗ và làm rách vỏ quả nho.

Vì vậy để tránh tình trạng trên, vào mùa khô bạn phải tưới nước nhiều lần để cây đủ độ ẩm và mua, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sớm.

Bệnh nấm trắng: Bệnh nấm trắng thường xuất hiện ở các giống nho, đặc biệt nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Bệnh này xuất hiện là do cây thiếu ánh sáng, quang hợp của cây gián đoạn khiến sâu bệnh tấn công, lây lan ở lá và quả rất nhanh. Biểu hiện của bệnh là bên ngoài quả hay lá xuất hiện vệt màu trắng xám.

Hơn nữa, bệnh này thường gây hại vào thời gian cây ra quả đến khi chín nên gây thiệt hại nhiều, để trị bệnh thì bạn nên dùng nước lưu huỳnh - vôi (canxi polisunfua) theo nồng độ được khuyến cáo để phun xịt trừ bệnh.

Bệnh rỉ sắt: Bệnh rỉ sắt do nấm gây ra trên lá vào cuối vụ, nhất là tháng có mưa nhiều. Để trị thì bạn nên dùng các thuốc như như Anvil 5SC, Score 250 ND, Viben C… liều lượng theo hướng dẫn.

Bệnh thối quả: Bệnh thối quả do nấm gây ra, có biểu hiện trên vỏ quả nho có nhiều chấm đen nhỏ, lan rộng ra xung quanh khiến quả bị teo tóp lại, chuyển sang màu đen và thối rữa bên trong.

Bệnh này có mức độ lây lan nhanh, nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến cây bị bệnh nghiêm trọng hơn. Để trị bệnh này, người trồng dùng thuốc phun Score 250 ND, Topsin M 70%..để diệt nấm.

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng