| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Nhất chi mai

Mã sản phẩm: CNCM-016
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Có một loài hoa mang trong mình cái tên nhẹ nhàng thanh khiết – nhất chi mai. Trái ngược với cái tên mình hạc xương mai ấy, loài hoa này rất bản lĩnh, có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thời tiết sương gió khắc nghiệt nhất. Đặc biệt, những cánh hoa của nhất chi mai khi nở rộ lại rất đẹp và có thể thu hút bất kỳ ai

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY hoa nhất chi mai

- Tên thường gọi: Nhất chi mai

- Tên khoa học:  Prunus mume Sieb & Zucc

- Họ: Hoa hồng

- Nguồn gốc: Đông phi

 

1. Đặc điểm hình thái

Nhất chi mai có dạng thân gỗ, gốc cây xù xì, thân đen bóng. Lá nhất chi mai có màu xanh non, dạng hình mũi mác, nhọn ở phần đầu.

Hoa có thể mọc thành chùm hoặc những bông đơn, nụ hoa có màu đỏ, nhưng khi nở hoa lại có màu trắng pha lẫn chút hồng, tạo nên một vẻ đẹp trông rất tinh khôi, thuần khiết. Mỗi bông hoa được tạo nên bởi nhiều cánh hoa, cánh hoa rất mỏng, nhỏ xinh. Và nhất chi mai có một đặc điểm rất đặc biệt nhé, đó là khi hoa nở, những cánh hoa lại chuyển dần từ trắng về đỏ hồng.

Đây là loại cây không có quả, cũng như hạt.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Nhất chi mai là loài cây khá quý, chúng thường sống ở những khu vực có thời tiết lạnh, có thể sinh trưởng cả ở những nơi có mùa đông lạnh khắc nghiệt.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Ngoài công dụng trong trang trí và trang hoàng khuôn viên. Nhất chi mai còn được sử dụng như một vị thuốc đấy nhé.

Theo Tây y, thành phần hóa học của hoa chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol… và 1 số chất khác như meratin, calycanthine, carot, … có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế 1 số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao, …

Ngoài ra, trong Đông y, hoa nhất chi mai có vị ngọt hơi đắng, tính ấm không độc, có cộng dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đờm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt, viêm đường hô hấp, giúp long đờm.

 

2. Trong phong thủy

Nhất chi mai vừa mang trong mình biểu tượng cốt cách của người quân tử, lại vừa mang bóng dáng thiếu nữ mình hạc xương mai, cộng thêm thế loài cây này rất đẹp, đặc tính ỏng ảnh khó chăm sóc. Những điều này làm giới chơi hoa ngất ngây và cố săn lùng bằng được loài cây này về trồng, đặc biệt trưng bày vào dịp Tết. Loài cây quý hiếm này thường được trồng ở sân vườn, hoặc đặt ngay sảnh nhà để tôn lên vẻ quyền quý của khuôn viên.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC HOA NHẤT CHI MAI

1. Nước

Cây nhất chi mai ưa nước nhưng không chịu được úng. Do đó, cần phải lưu ý khi cung cấp nước cho cây.

Ngoài ra nên dùng luân phiên xen kẽ nhiều loại nước không lên men khác như nước vo gạo để cung cấp cho cây thêm chất dinh dưỡng. Tránh tưới nước vào giữa trưa nắng bạn nhé.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Khi trồng nhất chi mai, nên đặt cây nơi nhiều nắng và gió, điều này sẽ giúp cây cằn và cho hoa to và dày. Ngược lại, nếu đặt cây trong môi trường thời tiết ấm áp, thuận lợi như các loài cây khác.

 

3. Đất trồng

Cây nhất chi mai có rễ nhỏ, yếu nên đất trồng phải có độ thoáng cao để rễ dễ phát triển. Cây thường sống trong môi trường đất khô, không có nhiều bùn. Theo những người sành về hoa, họ sẽ lấy đất mặt ruộng phơi thật khô, đập nhỏ (lưu ý không đập thành đất quá mịn, cũng không nên để hạt đất quá to trên 5mm), sau đó trộn thêm ít phân chuồng ủ hoai là tốt nhất.

 

4. Phân bón

Không nên bón phân hóa học cho cây, kể cả NPK vì dễ khiến cây chảy nhựa vào mùa hè.

Bạn có thể bón phân 1 lần bằng cách mua hạt đậu tương về, giã nhuyễn và chôn xung quanh gốc cách khoảng 10cm từng viên cỡ củ lạc. Khi tưới phân sẽ tan dần vào đất.

 

5. Nhân giống

Cây nhất chi mai khó chiết, theo kinh nghiệm từ nhiều người trồng, khi chiết cây sẽ sần sùi những u rất to nhưng không hề ra rễ.

Do đó, người trồng thường cắt hoặc bẻ những cành bánh tẻ đem đi giâm. Trước khi giâm có thể ngâm những cành này vào dung dịch kích thích ra rễ để cây có thể nhanh ra rễ và phát triển tốt nhất.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Một trong những loại bệnh thường xuất hiện ở nhất chi mai là chảy nhựa. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau như cây úng nước, thừa nước, sương muối, …

Hơn nữa, loài nhất chi mai rất hay bị nấm cây. Do đó có thể sử dụng các thuốc diệt nấm như Ridomil, hợp chất vôi và lưu huỳnh pha loãng để phun để phòng trừ loại bệnh này bạn nhé.

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng