| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Nguyệt Quế

Mã sản phẩm: CNQ-042
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây nguyệt quế được các gia đình ưa chuộng trồng trong sân vườn, cây cảnh bonsai không chỉ màu hoa đẹp, hợp phong thủy mà còn những ứng dụng thiết thực trong đời sống.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY NGUYỆT QUẾ

- Tên thường gọi: Nguyệt Quế

- Tên khoa học: Laurus nobilis L

- Họ: Long não

- Nguồn gốc: Vùng Địa Trung Hải ở Đông Âu

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây nguyệt quế có thân gỗ thẳng, màu vàng nhạt, cao từ 2 - 6m, họ Cam và có nguồn gốc từ các nước châu Á.

Lá nguyệt quế dài, có hình bầu dục thuôn và mọc xen kẽ theo thân cây.

Nguyệt quế có hoa trắng, hơi ngả vàng, mùi thơm, mọc từ nách lá và nở quanh năm. Quả của cây màu xanh, có đốm nhỏ khi còn non và chuyển dần cam sang đỏ khi chín.

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây nguyệt quế thường mọc hoang ở khu vực rừng thưa miền Bắc đến Trung Bộ, mọc dọc bờ nước, đồi núi, thung lũng và trong rừng nhiệt đới. Đây là loài cây ưa sáng, sinh trưởng tốt, thích hợp với nhiều loại đất và môi trường sống khác nhau. Hiện nay, loại cây này được trồng rất nhiều để làm cây cảnh, cây bonsai trước nhà, khu tiểu cảnh, sân vườn, lối đi, công viên.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Tác dụng đối với sức khoẻ

Trong Đông y, cây nguyệt quế là loại cây có vị đắng, cay và tính ấm nên hữu ích trong việc tiêu viêm, gây tê, đồng thời giúp điều trị các bệnh phong thấp, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, các vết côn trùng cắn bên ngoài,...

 

Tác dụng làm đẹp

Không chỉ tốt cho sức khỏe, cây nguyệt quế còn thích hợp làm cây cảnh trang trí trong sân vườn, hoặc làm cây bonsai trang trí bàn làm việc, bàn học. Hoa nguyệt quế nở sẽ có mùi thơm ngát, tạo sự thích thú với nhiều người.

 

2. Trong phong thủy

Nhiều người trồng cây nguyệt quế với mong muốn là cây sẽ mang lại thành công trên con đường công danh, sự nghiệp, mang lại tiền tài cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây còn có khả năng xua đuổi tà khí, ma quỷ và những điều xui xẻo trong cuộc sống, mang đến may mắn cho gia đình.Cây nguyệt quế còn có mùi thơm sẽ làm tinh thần các thành viên trong gia đình thư giãn, giải tỏa phiền muộn trong cuộc sống. Trồng cây nguyệt quế trong nhà còn là cách để cầu bình an, đỗ đạt thành tài cho con cháu trong nhà.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY NGUYỆT QUẾ

1. Nước

Cần Tưới nước thường xuyên bởi cây nguyệt quế hút nước mạnh và nhu cầu nước cao.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Nguyệt quế là cây ưa sáng nên lưu ý trồng cây tại vị trí thoáng đãng, không có quá nhiều bóng râm. Tuy nhiên cũng tránh những nơi ánh sáng quá mạnh và trực tiếp có thể khiến cây nguyệt quế bị rụng lá và chết lá nhé.

 

3. Đất trồng

Trộn các loại phân bón hữu cơ như xơ dừa, vỏ trấu, mùn cưa với đất để đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng phát triển. Khoảng 3 tháng một lần nên quan sát chất lượng đất để bón phân.

 

4. Phân bón

Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 1-2 tháng một lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:

NPK 20-20-15 bón từ 5-10 gam, Phân Dinamix bón từ 15-20 gam

Trong thời kỳ cây đang phát triển cần bón phân kali để đảm bảo cây cứng cáp, an toàn cho cây phát triển.

 

5. Nhân giống

Có 4 phương pháp phổ biến nhân giống cây nguyệt quế: Gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng nhiều nhất để trồng cây nguyệt quế phong thủy là ghép mắt.

Đầu tiên, phải chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

Tiếp theo:

  • Chiết cành: Người trồng cây phải chọn cành bánh tẻ, không quá già và đã ra hoa được 1 hoặc 2 lần.
  • Giâm cành: Thời gian thích hợp để giâm cành là từ tháng 6 đến tháng 8, nên chọn cành bánh tẻ có vỏ nâu, xám và dùng chất kích thích sinh học để cây dễ ra rễ.
  • Gieo hạt: Cách này ít được áp dụng do tỉ lệ nảy mầm thấp.
  • Ghép mắt: Gốc ghép cây phải mọc thẳng, không bị dị dạng và sâu bệnh, đặc biệt không được để mắt ghép bị bẩn và bầm dập. Sau đó tách mắt ghép có kích thước phù hợp để ghép vào.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Bệnh rầy chổng cánh

Dấu hiệu: Với các con rầy trưởng thành có màu nâu xen với những vệt trắng và chiều dài tầm khoảng 3mm. Khi ký sinh trên cây nguyệt quế, cánh của chúng thì thường chổng ngược lên một góc khoảng 45 độ so với bề mặt lá. Thậm chí, khi phát triển nhiều, thì chúng còn để trứng ở các lá non.

Cách chữa trị: Loại sâu bệnh này thì lại cực kỳ dễ lây lan và chúng có thể gây hại trên diện rộng từ cây nguyệt quế này sang cây khác.

Do đó, khi thấy cây nguyệt quế có dấu hiệu bị xâm hại bởi các loại rầy chổng cánh, tốt hơn hết là các bạn nên nhanh chóng phun thuốc trừ con rầy kịp thời.

 

Bệnh loét trên cây nguyệt quế

Dấu hiệu: Dấu hiệu của bệnh này thường xuất hiện ở lá cây nguyệt quế hoặc quả cây quyệt quế. Bạn đầu, trên lá hoặc quả xuất hiện các vết nhỏ màu xanh đậm, sau đó những vết chuyển sang một màu nâu nhạt mọc nhô lên trên bề mặt lá nguyệt quế hoặc trái.

Cách chữa trị: Chắc chắn các bạn cần phải loại bỏ các cành có lá hoặc quả nguyệt quế bị bệnh đi trước để có thể tránh việc lây lan sang các bộ phận còn lại của cây. Sau đó, các bạn có thể dùng những loại thuốc như Copperzinc, Kasuran BTN (1,5-2%) dùng để phun phòng bệnh quay trở lại.

 

Bệnh thối gốc chảy nhựa

Dấu hiệu: Nếu các bạn phát hiện gốc cây nguyệt quế của các bạn bị vàng lá, úng nước và thối nâu và bị chảy mủ thì cây của các bạn đã bị bệnh thối gốc nguyệt quế chảy nhựa. Bệnh này khiến vỏ rễ nguyệt quế bị thối, đặc biệt là các rễ con. Nếu không chữa trị kịp thời, cây nguyệt quế có khả năng sẽ bị chết.

Cách chữa trị: Nếu các bạn phát hiện càng sớm thì về khả năng chữa trị và bình phục của cây nguyệt quế càng cao. Bạn có thể cạo sạch những vùng bệnh của cây, sau đó bôi thuốc tím 1% dùng để làm sạch vùng bệnh.

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng