| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Ngọc Lan

Mã sản phẩm: CNL-024
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Ngọc Lan gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt Nam, hoa có một màu trắng tinh khiết cùng với hương thơm ngọt ngào làm vấn vương nhiều người. Cũng chính vì vậy, chúng ta không khó để bắt gặp những cái tên như “Ngọc Lan, Hương Ngọc Lan,...” trong cách đặt tên con của mọi người.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY NGỌC LAN

- Tên thường gọi: Cây Ngọc Lan

- Tên khoa học: Michelia Alba

- Họ: Mộc Lan

- Nguồn gốc: Ấn Độ

 

1. Đặc điểm hình thái

Thân cây ngọc lan thuộc loại thân cây gỗ lớn, đứng thẳng và hơi chếch lên trên, bề mặt vỏ cây hơi nhám. Cây có chiều cao trung bình vào khoảng từ 5 - 10m và khi trưởng thành có thể cao tới 20m.

Cành: Vì cây là chủ yếu phát triển hoa nên các tán cây nhỏ mọc xung quanh thân nhưng khá dày, càng lớn thì sẽ càng mọc hướng lên cao. Các cành cây non thường sẽ bị phủ một lớp lông ngắn màu trắng xung quanh.

Lá: có hình dạng mũi giáo, nhọn ở đỉnh và thuôn dài về cuống lá. Kích thước của một tấm lá vào khoảng 4 - 9cm. Khoác lên mình một màu xanh mướt khi vẫn còn non và ngả đậm dần thành xanh thẫm khi đã trưởng thành và chuyển vạng khi chết.

Mặt lá mịn bóng, phía dưới sẽ có màu nhạt hơn, phủ xung quanh là một lớp lông tơ trắng mỏng. Cứ trên mỗi lá sẽ có khoảng 15 - 20 đường gân mọc đối xứng xen kẽ với nhau qua cành cây.

Hoa ngọc lan mọc đơn độc từ dưới nách lá, khi vẫn còn non thì hoa sẽ có một màu xanh ngọt hơi nhạt, đến khi bung hoa thì sẽ khoác lên một màu trắng tinh khôi. Cứ mỗi bông hoa sẽ có khoảng 10 - 15 cành, mọc theo kiểu xoắn ốc. Thời vụ thụ phấn và đơm hoa của cây vào khoảng 4 - tháng 9 hằng năm.

Quả: Cây thuộc họ cây thân gỗ, chủ yếu phát triển hoa và cành, tạo bóng mát cho khuôn viên. Đặc trưng của cây là hoa nên chính vì thế cây không có kết trái.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây ngọc lan là loại cây ưa ánh sáng, có khả năng sinh trưởng nhanh nên thích hợp trồng ở những nơi rộng rãi và thoáng đãng. Cây không có kén đất trồng nhưng thích hợp nhất đó là với những đất xốp, thoáng nhiều dinh dưỡng.

Để đáp ứng được sự phát triển thì nước là điều không thể thiếu đối với cây nhưng chỉ ở mức trung bình vì cây rất dễ bị ngập úng và thối rễ, cần tạo hệ thống thoát nước tốt. Cây chịu hạn tốt, và mức nhiệt độ phù hợp là vào khoảng 20 - 32 độ.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Vì loại cây xanh này rất đẹp, mùi thơm đặc trưng và cho tán lá rộng nên thường được trồng trong nhiều lĩnh vực công trình, cải tạo cảnh quan sống khu đô thị. Ngoài ra còn cho ra nhiều giá trị y học và dược phẩm cao. Để có thể hiểu rõ hơn công dụng của cây, bạn hãy theo dõi thông tin dưới đây:

 

Giá trị cảnh quan và tạo bóng mát

Cây có tán lá rộng, cành lá mọc xum xuê, loại cây này không chỉ mang đến những bóng mát cho sân vườn mà còn khiến người trồng có cảm giác khoan khoái tâm hồn với mùi hương ngào ngạt, gây xao xuyến lòng người mà cây mang lại.

Cũng chính vì thế mà hiện nay cây đang được trồng nhiều trong các biệt thự, sân vườn, trường học,... Ngoài ra, với các tán lá xanh mướt, giàu hàm lượng dinh dưỡng thì cây có có thể giúp thanh lọc không khí, đem lại cảnh quan trong lành, đúng chất xanh – sạch – đẹp.

 

Giá trị ngành y học

Theo các nghiên cứu, hoa của cây được đánh giá rất cao trong ứng dụng làm lưu thông mạch máu người bệnh. Ngoài ra còn có thành phần chống viêm, hỗ trợ tuần hoàn khỏe mạnh. Hoa có tính trung hòa, vị hơi

Cây nên thường dùng để pha trà uống nhầm tiêu đờm, bổ phế,...Hoa ngọc lan còn chữa được nhiều bệnh khác như rối loạn tiêu hoá, chóng mặt, viêm nhiễm, thậm chí là cả sốt. Còn lá thì dùng để chữa trị các vết sưng tấy da liễu và rễ thì phơi khô, ngâm tắm sẽ giúp đả thông kinh mạch cơ thể..

Tuy nhiên, chú ý lưu lượng thuốc khi sử dụng thành phẩm vào trong các bài thuốc, thảo dược từ cây. Cần tham khảo và lắng nghe ý kiến của bác sĩ về cách dùng tránh tình trạng xấu xảy đến.

 

Giá trị kinh tế cao

Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á có thể chiết xuất hương thơm từ hoa ngọc lan để dùng sản xuất các loại tinh dầu chải tóc hoặc làm mỹ phẩm, nước hoa cho các phái đẹp.

Mùi hương của hoa quyến rũ nhiều người, nó đạt được cả ba tiêu chí cho một mùi hương, đó là thơm sâu, lạnh và bền vững. Mùi hương lạnh giúp quên đi cái nóng mùa hè, mùi hương sâu thì tạo sự khó quên còn mùi hương bền thì thoang thoảng trong không gian mãi.

 

Giá trị ngành mỹ nghệ

Thân cây gỗ bền, hướng thẳng, có mùi thơm đặc trưng và có khả năng chống chịu tốt với nhiều loại môi trường khắc nghiệt nên thường được vận dụng làm đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ.

 

2. Trong phong thủy

Trong phong thủy, cây ngọc lan được mang ý nghĩa cho sự bền bỉ, trường tồn, sức sống mãnh liệt và sự may mắn cho gia chủ. Chính vì thế thường thấy rằng các gia chủ vào các dịp khai trương hoặc tiệc cưới đến sẽ dùng bông hoa cho vào một bát nước trong vắt nhằm lấy may mắn và thuận lợi.

Ý nghĩa hoa ngọc lan không dừng lại ở đó, vì hoa có một nét đẹp nhẹ nhàng, hương thơm ngọt ngào nên được xem là biểu tượng cho sự nhân từ, thánh thiện. Chính vì thế, người dân Việt Nam thường hay đặt tên cho con gái theo tên hoa với mong muốn con sẽ hiếu thảo, xinh đẹp và dịu dàng.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY NGỌC LAN

1. Nước

Là loài cây thuộc giống loài cây ưa ánh sáng và chỉ chịu được độ ẩm trung bình nên bạn cần tưới nước định kỳ cho cây, giữ mức ẩm nhất định tránh ngập úng, đặc biệt là vào những ngày hè nắng gắt. Thời gian tưới tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối để cây hấp thu và duy trì độ ẩm. Khi mùa mưa đến, bạn cần thoát nước cho cây, tránh tình trạng thối rễ và chết cây.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Loài hoa có hương thơm tao nhã này sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi trường nhiều ánh sáng. Bạn nên đặt cây ở những nơi có không gian rộng lớn, thoáng mát và có nhiều ánh sáng mặt trời.

 

3. Đất trồng

Cây không kén đất trồng cây nhưng tùy vào địa lý mà yêu cầu về mặt thoát nước cũng như dinh dưỡng sẽ khác đi.

Nếu trồng cây trong chậu: Bạn cần cho đầy đủ đất tốt vào chậu, trộn thêm hỗn hợp phân chuồng hoai, ủ phân bón và phải cung cấp lỗ thoát nước tốt tránh bị ngập úng và thối rễ cây.

Nếu trồng ngoài đất vườn: Cây ưa ánh sáng nên cần chọn các nơi có gò đất cao hơi mặt bằng, tầng đất canh tác dày, không có bị nhiễm chua, hệ thống dẫn nước đủ và đảm bảo không ngập úng.

 

4. Phân bón

Ngọc lan là loại cây dễ chăm sóc, ít sâu bệnh nên không cần cầu kỳ về việc bón phân. Bạn chỉ cần định kỳ bón phân NPK 6 tháng/lần để đảm bảo cho cây phát triển, tránh thiếu và thừa dưỡng chất dẫn đến tình trạng ít ra hoa và vàng lá.

 

5. Nhân giống

Cây có thể được trồng bằng nhiều cách như gieo hạt, chiết cành, ghép cành,…. Trong đó, gieo hạt sẽ không đảm bảo được thành phẩm đầu ra. Tùy từng phương pháp mà tiêu chuẩn chọn cây giống sẽ khác nhau.

Chọn giống cho gieo hạt: Chọn các hạt giống mẩy, giàu dinh dưỡng, hơi già và không bị sâu bệnh. Sau đó sẽ ngân hạt giống trong nước ấm và để nguội. Cuối cùng sẽ tiến hành sàng lọc, bỏ đi các hạt lép, yếu và ủ trong túi vải chứa hỗn hợp đất giúp giữ ẩm.

Chọn giống cho chiết cành:Bạn nên chọn những giống dáng đẹp, khỏe mạnh, có tuổi thọ từ 15 năm trở lên, không có dấu hiệu của sâu bệnh.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Để cây Ngọc Lan có thể sinh trưởng phát triển tốt thì chúng ta cần biết một số bệnh thường gặp của chúng để có thể phòng ngừa. Sau đây là một số bệnh thường thấy ở cây:

Bệnh Đốm Đen thường phát sinh trên cây còn non làm cho lá xuất hiện các đốm màu tím đen, sau đó lan ra thành đốm đen với kích thước chỉ từ 2-3mm. Để phòng ngừa bệnh này thì chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh, quét lá rụng cũng như bổ sung chất dinh dưỡng và sử dụng hợp chất lưu huỳnh vôi để phun cho cây.

Bệnh Đốm Xám dễ xuất hiện ở ngọn lá và mép lá dưới dấu hiệu là các chấm nhỏ màu vàng rồi nâu, sau đó lan rộng dần thành đốm nâu và khô héo. Bệnh thường phát sinh vào mùa hè nên cần chú ý kiểm tra phát hiện và phun thuốc kịp thời.

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng