| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Ngâu

Mã sản phẩm: CNT-021
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Ngâu là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích bởi những bụi lá xum xuê mà còn là hương thơm ngát của hoa e thẹn ẩn mình sau những lớp lá. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây ngâu tại nhà. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây cảnh này ngay nhé!

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY NGÂU

- Tên thường gọi: Cây Ngâu

- Tên khoa học: aglaia duperreana

- Họ: Meliaceae (họ Xoan)

- Nguồn gốc: Việt Nam

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây Ngâu cao dao động khoảng 1 - 7m, thường mang nhiều cành nhánh và tạo thành bụi.

Lá dạng kép, có màu xanh thẫm bắt mắt, hình bầu dục và hơi nhọn về phần đuôi. Đồng thời, lá của cây mọc xen kẽ nhau, mặt lá nhẵn bóng, viền nguyên vẹn mà không có răng cưa, khi mọc thì tạo thành một tán dày, um tùm và rất đẹp mắt.

Cứ độ khoảng tháng 4 - tháng 9 mỗi năm, cây ngâu sẽ nở những đóa hoa nhỏ nhắn ở phần nách lá, chỉ lớn khoảng 2mm và thường mọc thành các chùm dài từ 5 - 10cm, mang màu vàng tươi xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ.

Quả của cây ngâu có màu đỏ hoặc cam, kích thước cũng khá nhỏ và thường khó kết trái.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây ngâu có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, là loại cây ưa ánh sáng và ưa đất ẩm. Hoa của cây thuộc loại đơn tính khác gốc nên cần phải thụ phấn để tạo ra trái, trái ngâu có hình trứng, có màu cam khi chín.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Là nguồn giá trị kinh tế cao

Chính nhờ đặc điểm dễ trồng, vẻ đẹp tinh tế và có ý nghĩa phong thủy đặc biệt, cây ngâu được rất nhiều người chơi cây cảnh cả trong và ngoài nước yêu thích, thường hay sử dụng trong nhiều công trình công cộng hoặc để trưng bày ở trong nhà, trong công ty,... từ đó giúp mang lại một nguồn kinh tế, thu nhập lớn cho người nông dân.

 

Trang trí khuôn viên nhà cửa

Như đã nói ở trên, vì mang hình dáng thanh lịch và có thể thu hút nhiều vượng khí tốt cho gia chủ, cây ngâu thường được dùng để làm cây cảnh trang trí cho khuôn viên nhà, giúp không gian xung quanh nhà bạn trở nên bừng sáng, thêm sinh động, nhiều sức sống và đồng thời cũng thu hút nhiều luồng khí tốt cho gia đình bạn hơn.

 

Có khả năng chữa bệnh

Trong y học cổ truyền phương Đông, hoa ngâu và lá ngâu khi kết hợp cùng nhiều vị thuốc dân gian khác thì có thể điều trị được nhiều bệnh như tăng huyết áp, đau nhức xương khớp, chứng bế kinh,... Đồng thời, hoa ngâu cũng có khả năng làm suy giảm căng thẳng, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn cách rất tự nhiên, hiệu quả.

 

2. Trong phong thủy

Theo quan niệm của phong thủy, cây ngâu đóng vai trò như một chiếc bình phong chấn thủy của cả căn nhà, giúp ngăn chặn và xua đuổi những làn khí xấu, tà ma, ngược lại còn thu hút thêm nhiều may mắn, vượng khí tốt và đồng thời cũng cân bằng nguồn năng lượng các mệnh của mọi thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, với sức sống dẻo dai, dồi dào và cành lá um tùm, xum xuê, cây ngâu sẽ mang đến cho gia đình bạn nhiều tài lộc, sung túc, ngoài ra còn giúp cuộc sống gia đình thêm an yên, hòa thuận và gắn bó với nhau, từ đó đem đến cho các thành viên trong nhà một tinh thần sảng khoái và dồi dào năng lượng để chinh phục các mục tiêu riêng.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY NGÂU

1. Nước

Là loại cây chịu hạn tốt nên bạn không cần phải tưới nhiều nước cho cây ngâu, mà chỉ cần tưới một ít nước để làm ẩm đất khi thấy bề mặt đất bị khô là được. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng tần suất tưới cây lên trong những ngày trời nắng gắt.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Là loài cây ưa sáng, bạn nên chọn những vị trí thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời để trồng cây ngâu và sử dụng các biện pháp che chắn trong những ngày trời nắng gắt. Ngoài ra nếu trồng cây trong nhà, bạn nên cho cây ra ngoài phơi nắng ít nhất 1 tiếng/ngày.

 

3. Đất trồng

Để cây sinh trưởng tốt thì bạn nên chọn loại đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, đất trồng đảm bảo sẽ giúp cho cây được phát triển tốt hơn.

 

4. Phân bón

Cây ngâu có thể sinh trưởng tốt trong cả điều kiện thiếu dinh dưỡng. Vì thế khoảng 3 - 4 tháng, bạn chỉ cần bổ sung một ít phân bón NPK rồi tưới thêm ít nước cho cây để phân ngấm đất là được.

 

5. Nhân giống

Cây ngâu có thể nhân giống bằng hai phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành (giâm cành). Tuy nhiên vì thuộc loại đơn tính khác gốc, bạn phải thụ tinh mới có thể tạo quả nên rất mất thời gian, nên người ta thường dùng phương pháp nhân giống chiết cành.

Để nhân giống cây hoa ngâu bằng phương pháp chiết cành thì bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Đầu tiên chọn cây mẹ trưởng thành, không bị sâu bệnh hại, dáng có tán lá đẹp. Cành giống cũng không nên chọn loại quá già hay quá non. Nên chọn những cành khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh để đảm bảo yêu cầu
  • Bước 2: Sau khi cắt cành chiết, tiến hành loại bỏ lớp vỏ phía ngoài khoảng 2 – 3cm (tùy vào độ to của cành chiết), sau đó cạo sạch rồi quấn bùn rơm và dùng giấy bóng bọc lại
  • Bước 3: Tưới nước cho cây, sau khoảng 1 tháng là cây ra rễ thì có thể cắt cành giống rồi bỏ lớp ni lông bọc ngoài để trồng xuống đất cho cây phát triển thành cây giống thì có thể đem trồng trong chậu

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Nhờ mang mùi hương dịu nhẹ, cây ngâu có khả năng tự xua đuổi côn trùng nên ít khi bị sâu bệnh. Tuy nhiên bạn vẫn cần thường xuyên quan sát, sử dụng thuốc phun lá cho cây khi thấy sâu rầy bám trên lá.

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng