| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Muồng Hoàng Yến

Mã sản phẩm: CMHY-023
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Khi nhắc tới các loại cây bóng mát tạo cảnh quan cho các khu đô thị, khu công trình không thể không nhắc tới cây Muồng Hoàng Yến. Đây là loại cây mang nét đẹp vô cùng nổi bật và rất nhiều những giá trị ý nghĩa hấp dẫn.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN

- Tên thường gọi: Cây Muồng Hoàng Yến

- Tên khoa học: Cassia fistula

- Họ: Vang

- Nguồn gốc: Châu Á

 

1. Đặc điểm hình thái

Muồng hoàng yến thuộc cây thân gỗ có chiều cao trung bình tới 10 – 20m. Cây phát triển khá nhanh, kích thước đường kính thân khoảng 40cm. Loài muồng này có 2 lớp vỏ: vỏ thân ngoài có màu xám trắng; vỏ thịt bên trong dày 6 – 8mm và có màu hồng. Ở giữa là phần lõi gỗ cứng, chắc chắn và giàu tanin.

Cây có nhiều cành nhánh, cành có đặc điểm nhẵn, kích thước đa dạng. Lá thuộc dạng lá kép lông chim chẵn, dài khoảng 15 – 60cm, gồm 4 – 8 cặp lá chét. Lá chét hình bầu dục có đầu nhọn, bản rộng và bề mặt nhẵn. Chúng mọc đối và có kích thước chiều dài khoảng 7 – 21cm, chiều rộng khoảng 4 – 9cm.

Hoa Muồng hoàng yến mọc từ cuống dài tạo thành những chùm hoa lớn rủ dài xuống khoảng 20 – 40cm. Mỗi hoa Osaka vàng có 5 cánh hình bầu dục tương đối bằng nhau, phủ lông mượt ở mặt ngoài. Vào mùa hoa nở, cây hoa hoàng yến lại rực rỡ sắc vàng tươi, nổi bật cả một nền trời. Thời điểm mùa hoa không giống nhau đối với hai nửa bán cầu do điều kiện môi trường và thời tiết khác nhau: Bắc bán cầu có mùa hoa vào tháng 5-7, còn tháng 11 là mùa hoa ở Nam bán cầu.

Quả Muồng hoàng yến có dạng quả đậu hình trụ, chiều dài khoảng 20 – 60cm, đường kính khoảng 15 – 25mm. Mỗi quả Osaka hoàng yến lại mang nhiều hạt hình trái xoan, vỏ cứng. Không giống quả của những loài cây khác có mùi thơm hoặc không có mùi gì, thì quả của cây muồng vàng lại có mùi hôi khó chịu.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây Muồng hoàng yến đặc điểm sinh trưởng nhanh. Thuộc loài cây trung tính, Được trồng ở nhiều điều kiện sống khác nhau.

Cây phát triển tốt ở khu vực có nhiều ánh nắng và thoát nước tốt, vùng đất tơi xốp, cây chịu được hạn và mặn, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn và giá lạnh. Cây được trồng bằng hạt.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Trang trí cảnh quan

Cây hoàng yến là một trong những loài cây gỗ có hoa đẹp và hương thơm hấp dẫn nhất. Cây có tán rộng, không quá cao, luôn xanh tốt và phát triển nhanh nên thích hợp làm cây bóng mát trên hè phố, khu đô thị, công viên,… Những chuỗi chùm hoa dài, sắc vàng tươi rực rỡ tạo điểm nhấn tăng nét đẹp, giá trị thẩm mỹ cho cảnh quan xung quanh.

 

Giá trị kinh tế

Mỗi bộ phận của cây hoàng yến hoa vàng có những công dụng không giống nhau, nhưng đều mang lại giá trị kinh tế, điển hình nhất là thân gỗ và vỏ cây. Lớp vỏ thịt thứ hai của cây có tính bắt màu cao nên thường được dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ. Lõi gỗ cứng cáp, chất lượng tốt nên cây được trồng lấy gỗ dùng để sản xuất đồ gia dụng, nội thất, các đồ thủ công mỹ nghệ, thậm chí có thể dùng trong xây dựng nhà cửa. Vì thế mà cây hoa muồng vàng có tác dụng đem lại giá trị kinh tế khá cao.

 

Làm thuốc chữa bệnh

Cây Muồng hoàng yến còn được ứng dụng làm thuốc chữa trị rất nhiều loại bệnh nhờ một hợp chất đặc biệt trong lõi, đó là Tanin. Với tính kháng khuẩn và kháng virus tốt, chất Tanin này có thể chữa trị các bệnh tiêu chảy, viêm ruột, thuốc đông máu hay các chứng niêm mạc miệng, viêm loét,… Ngoài ra, chúng còn được dùng để giải độc, nhất là khi nguyên nhân ngộ độc là kim loại nặng và alcaloid.

Tuy nhiên, uống thuốc chứa chất tanin có thể có tác dụng phụ là táo bón, kích ứng gây khó chịu, nên thường được dùng bào chế ra dung dịch thuốc bột, thuốc mỡ bôi ngoài. Và ngày nay, tanin cũng được các nhà sản xuất thuốc kết hợp với albumin để giảm tác dụng phụ.

 

2. Trong phong thủy

Cây Muồng hoàng yến mang ý nghĩa thể hiện tình yêu thương, sự đoàn kết và đặc biệt thể hiện tinh thần Phật giáo nên được coi là quốc hoa của Thái Lan. Cùng với đó, tại bang Kerala ở Ấn Độ hoa cũng được coi là biểu tượng mang ý nghĩa tượng trưng và có tên là Kanikkonna.

Muồng hoàng yến trong phong thủy còn được coi là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc. Màu vàng gắn với màu của các kim loại giá trị như vàng, đồng,… màu của những mùa lúa bội thu. Chính vì thế, cây mang lại sự bình an và sung túc. Đồng thời, cây cũng mang ý nghĩa cho sự hy vọng về một tương lai tươi sáng.

Cây mang một gam màu vàng rực rỡ biểu tượng cho sức sống, cho niềm vui và sự thịnh vượng. Thế nên cây được nhiều người ưa chuộng trồng trang trí cảnh quan.

Không những thế, khi Muồng hoàng yến nở hoa cũng là biểu hiện của sự chuyển giao mùa trong năm, chuyển từ mùa xuân sang mùa hạ.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN

1. Nước

Khi mới trồng cây nên tưới thường xuyên tưới nước, mỗi ngày 1 lần tưới ướt đều từ trên ngọn xuống gốc nên tưới vào mỗi buổi sáng. Nhưng mỗi lần chỉ cần lượng nước vừa đủ tránh tưới nhiều đất sẽ bị úng nước.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Cây thuộc vào những loại giống cây có khả năng chịu được nhiệt độ lớn, nắng nóng và lạnh tốt. Độ ẩm cây có thể phát triển tốt thuộc vào loại trung bình. Vì thế, mọi người nên kiểm tra thường xuyên để chắc chắn rằng cây luôn ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhất.

 

3. Đất trồng

Cây đặc biệt ưa đất tươi xốp, thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng. Để hạn chế sâu bệnh và sai hoa người trồng nên chọn nơi thông thoáng.

 

4. Phân bón

Cây có nhu cầu nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa. Ngoài ra nên bón phân khoảng 3 tháng/lần cho cây vào giai đoạn 3 – 4 năm tuổi, chủ yếu vào mùa mưa là thích hợp nhất.

 

5. Nhân giống

Nhân giống cây Muồng hoàng yến phổ biến nhất là gieo hạt. Bạn cần phải chọn hạt giống khỏe mạnh, đủ độ già và không bị sâu bệnh, khuyết tật. Trước khi gieo hạt, cần ngâm khoảng 5 phút trong nước nóng ở nhiệt độ 48 – 52 độ C, sau khi vớt ra rửa sạch thì ủ trong vải ấm để nhanh nứt rồi mới đem gieo.

Tiến hành gieo hạt vào các túi bầu nilon có kích thước 10cm x 12cm, chứa hỗn hợp đất và than mùn, phân chuồng hoai mục… đã chuẩn bị từ trước. Chăm sóc cần thận, chú ý lượng nước tưới và không để cây tiếp xúc trực tiếp dưới nắng mặt trời. Khoảng 1 năm sau, khi cây con ổn định, cao khoảng 50 – 60cm, đường kính thân khoảng 0,3 – 0,5cm thì đánh cây đem đi trồng.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây muồng hoàng hậu này thuộc loại cây ít bị các bệnh phổ biến như ở các cây khác. Tuy nhiên, khi cây còn ở trong giai đoạn đang phát triển, còn bé mới vài năm tuổi, nó sẽ dễ bị sâu, côn trùng tấn công gây nấm bệnh, đục thân, hư lá…

Do vậy, khi cây còn nhỏ, mọi người cần dành nhiều thời gian chăm sóc và kiểm tra cây thường xuyên hơn. Lúc cây có những biểu hiện bất thường như trên, bạn cần phun các loại thuốc đặc trị để đẩy lùi và phòng ngừa cho cây và sử dụng vôi quét định kỳ 2 lần trên năm.

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng