| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Lan Càng Cua

Mã sản phẩm: CLCC-003
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Lan Càng Cua được biết đến là một trong những loài hoa tết có vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng nhất. Trước hết, cây lan càng cua là một loài thực vật phụ sinh, có thể bám rất chắc vào vỏ của một số cây khác.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY Lan càng cua

- Tên thường gọi: Lan Càng Cua

- Tên khoa học: Zygocactus truncates

- Họ: xương rồng

- Nguồn gốc: từ Brazil

 

1. Đặc điểm hình thái

Hoa lan càng cua có gốc hóa gỗ mập, mọc thành bụi nhỏ. Thân cây dạng xương rồng mềm, xanh bóng, phân nhiều cành nhánh, với 2-3 cánh dẹt, mép có các khía dạng răng, rồi thắt lại ở các đốt. Các cành buông rủ ra bốn phía với tán khoảng 30-45cm.

Hoa lan càng cua mọc từ đỉnh cành cũng buông xuống như cành với các cánh hoa xếp dạng xoắn ốc nhiều màu sắc: tím, hồng, đỏ, trắng, vàng, cam, … Hoa lan càng cua nở từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.

Cây càng cua cũng có quả hình tròn, màu đỏ.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Càng cua thích ánh nắng tán xạ, tức là nắng không trực tiếp dưới tán cây, hoặc lưới.

Tốc độ phát triển: chúng phát triển chậm cứ vài tháng mới có một đốt thân mới được hình thành những đốt mới nhú thường có màu hồng sau đó khi to dần thì chuyển sang màu xanh. Thường thân sẽ phát triền sau mùa ra hoa. Và ra nhánh liên tục trong năm. Khi vào mùa hè lượng ánh nắng nhiều cành lá có thể chuyển sang màu hơi đỏ và săn lại nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Làm cây cảnh trang trí trong phòng, trong vườn nhà giúp tô điểm và làm vượt trội cho cảnh quan, không gian nơi bạn đang sinh sống.

Cây rất có thể hấp thụ CO2, những loại khí độc có hại cho sức khỏe của con người. Nhờ đó mà giúp bầu không khí trong ngôi nhà của bạn trở thành trong lành hơn.

 

2. Trong phong thủy

Do dường như đẹp rực rỡ, cành lá mềm mại tươi tốt, vậy nên hoa lan Càng Cua mang lại ý nghĩa tượng trưng cho sự mãnh liệt, nồng cháy của tình yêu nhưng không vì thế mà không có sự tin tưởng, thủy chung, son sắt bên nhau.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, hoa lan Càng Cua còn là loại cây cảnh phong thủy rất được ưa chuộng. Chúng sẽ hỗ trợ mang lại may mắn, tiện lợi trong cuộc sống, sự nghiệp của người trồng.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY LAN CÀNG CUA

1. Nước

Lan càng cua là loại cây xương rồng nên có khả năng giữ nước khá tốt. Vì vậy, việc tưới nước không cần nhiều, chỉ cần tưới vừa đủ mỗi ngày, tưới khi thấy đất mặt se khô. Tránh tưới quá nhiều khiến cho cây bị úng, dễ chết.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Đây là loài thực vật phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 15 – 28 độ C. Vì thế mà nó chịu ánh nắng rất yếu, thích hợp với môi trường râm. ( Do đó nên trồng phong lan càng cua vào mùa Xuân và Thu.)

 

3. Đất trồng

Đất trồng lan phải mang những đặc điểm là: “giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và hơi chua.”

Để có được những tiêu chuẩn trên thì các bạn có thể mua đắt sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, xơ dừa, than bùn, mùn cưa…

Để loại bỏ các mầm bệnh có trong đất, trước khi trồng cây lan càng cua thì các bạn nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày.

 

4. Phân bón

Loại phân dùng để bón cho cây lan càng cua là phân hữu cơ đã lên men hoặc phân tro. Để hoa nở đẹp thì nên bón thêm phân vào thời kỳ cây nở hoa.

Đối với phân bón thì hoa lan càng cua có yêu cầu khá cao. Các bạn nên 10 ngày bón phân 1 lần, có thể dùng luân phiên 2 dạng phân tưới và phân hỗn hợp thì càng tốt.

Đến mùa Thu thì để thuận lợi cho việc ra hoa lan càng cua thì ngừng hoặc bón ít đạm, nên bón chủ yếu lân, kali.

 

5. Nhân giống

Loại phân dùng để bón cho cây lan càng cua là phân hữu cơ đã lên men hoặc phân tro. Để hoa nở đẹp thì nên bón thêm phân vào thời kỳ cây nở hoa.

Đối với phân bón thì hoa lan càng cua có yêu cầu khá cao. Các bạn nên 10 ngày bón phân 1 lần, có thể dùng luân phiên 2 dạng phân tưới và phân hỗn hợp thì càng tốt.

Đến mùa Thu thì để thuận lợi cho việc ra hoa lan càng cua thì ngừng hoặc bón ít đạm, nên bón chủ yếu lân, kali.

 

Ghép cây lan càng cua

Cây xương rồng thường được chọn là gốc ghép, trước khi cắt ghép chúng ta cần phải làm sạch, khử trùng dao một cách sạch sẽ.

Chọn cành lan hai bên khoảng 2 – 3 đốt ngón tay rồi xén ngang thân thành hình chữ V, cắm vào gốc ghép, sâu khoảng 2 – 3cm tiếp đó buộc chặt bằng tấm nilon, để vào nơi râm mát.

Sau khi ghép thì tầm nửa tháng là cây ổn định. Khi tưới nước không nên tưới nhiều, không tưới vào vết ghép, sau nửa tháng là cây sống ổn định.

Do cây lan càng cua sau khi ghép sinh trưởng nhanh, hoa nở nhiều nên phương pháp này rất được ưa chuộng.

 

Giâm cành lan càng cua

Bước đầu chúng ta cắt mấy đốt trên thân cây lan, sau đó hong khô 1 đến 2 ngày rồi bắt đầu cắm vào đất tơi xốp, cuối cùng là tưới một ít nước.

Cách 3 đến 5 ngày chúng ta tưới nước một lần, không tưới quá nhiều gây ra đọng nước, sau 1 tháng là ra rễ, nảy chồi mới.

Lý do cách này không được ưa chuộng vì nhân giống giâm cành cây không đẹp và hoa không nhiều.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Nhện đỏ là loại sâu bệnh rất nguy hiểm đối với loài lan này, nó gây ra căn bệnh vàng cây. Do đó để không bị bệnh này thì các bạn cần kiểm tra cây thường xuyên.

Ngoài ra, nếu cây lan rụng nụ hoa và hoa, là do thiếu dinh dương, thời tiết quá lạnh hoặc đất quá ẩm nên khi chăm sóc cần chú ý tưới nước và bón phân, mùa đông cần mang vào phòng để tránh rét.

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng