| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Kim Tiền

Mã sản phẩm: KTD-016
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Nếu nói đến loại cây cảnh có thể trồng trong nhà, sang trọng, đẹp mắt, dễ trồng, trang trí trong nhiều không gian, đặc biệt đem lại may mắn cho gia đình thì không thể không nhắc đến cây kim tiền. Đây cũng chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian nhà bạn.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY kIM TIỀN

  • Tên thường gọi: Kim tiền, kim phát tài, kim tiền phát lộc
  • Tên khoa học: Zamioculcas zamiifolia
  • Họ: Araceae (Ráy)
  • Nguồn gốc: Châu Phi

 

1. Đặc điểm hình thái

Kim tiền có chiều cao từ 20-90 cm, nằm trong số những loại cây mọng nước, thuộc dạng bụi, tuổi thọ cao. Thân cây khá ngắn, cắm sâu xuống đất, ở gốc cây có thân phụ phình to. Tán lá cây vươn thẳng, xoè đều sang hai bên tạo nên nét cân xứng, vừa vặn.

 

 

Mỗi chiếc lá cây có độ dày và xanh bóng như nhau, mọng nước, lá có hình trái xoan, dạng kép lông chim. Cành lá cũng vậy, luôn màu mỡ nên rất tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Cây kim tiền được mọc từ gốc rồi tạo thành cụm khi lớn lên.

 

2. Đặc điểm sinh học

Kim tiền là loài cây dễ sống và sẽ phát triển tốt ngay cả trong điều kiện môi trường bình thường. Nhiệt độ thích hợp của cây kim tiền từ 22 độ C đến 28 độ C.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Có khả năng hấp thụ chất bụi bẩn trong không khí, đem lại không gian thoáng mát, không khí trong lành.

Cây kim tiền với sắc xanh tươi đẹp và sự ý nghĩa của cây có thể làm quà tặng vào những ngày lễ, ngày trọng đại như ngày được thăng chức, dịp khai trương.

 

2. Trong phong thủy

Ngoài là cây trồng trong nhà, cây kim tiền còn được xem là cây phong thuỷ được nhiều gia chủ làm nghề kinh doanh, buôn bán chọn trồng. Nhiều người tin rằng, trồng cây kim tiền trong nhà hoặc nơi làm việc, kinh doanh sẽ mang lại sự may mắn về tiền bạc, tài lộc và thành công.

 

 

Theo phong thủy, cây kim tiền hợp với cả 12 con Giáp và với tất cả các mệnh Ngũ hành. Đặc biệt là những người mệnh Mộc và Mệnh hỏa, trồng cây kim tiền sẽ tương sinh hợp mệnh, may mắn và tài lộc đến nhiều hơn.

Trong khi đó, người mệnh Thuỷ và mệnh Kim khi trồng cây kim tiền thì nên chọn chậu màu trắng hoặc vàng để tăng cường vượng khí. Còn người mệnh Thổ, khi trồng cây kim tiền nên chọn chậu màu đỏ, hồng cam hoặc tím.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY KIM TIỀN

1. Nước

Tưới 1-2 lần/ tuần, mỗi lần lượng nước khoảng 500-800ml. Cứ mỗi khi thấy đất trong chậu có màu khô trắng thì phải tưới đầy đủ, đúng tiêu chuẩn. Còn nếu trông vẫn màu mỡ thì không cần tưới. Nếu trồng cây trong môi trường điều hoà, lượng nước cần tưới sẽ giảm bớt. Không tưới vào lá cây và nhớ kiểm tra sự thoát nước dưới đáy chậu.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Ngoại trừ những nơi quá tối và độ ẩm cao thì kim tiền thích hợp với những nơi có đủ ánh sáng. Vị trí thích hợp nhất là sau cửa kính, nơi ánh sáng có thể chiếu khoảng 40-60% và thời gian chiếu từ 3-4h/ ngày.

 

3. Đất trồng

Trồng được trong nhiều loại đất. Trong đó, đất tốt và đảm bảo nhất là đất thịt, trấu hun, xỉ than, xơ dừa và lân, độ pH từ 5,5,-6,5.

 

4. Phân bón

Vì là cây trồng lấy lá đẹp do vậy nếu cần bổ sung dinh dưỡng ta chú ý bổ sung các loại phân có thành phần đạm cao, thường khoảng 1 tháng bón phân 1 lần.

 

5. Nhân giống

Cây kim tiền có hai cách nhân giống, đó là bằng lá và bằng cành.

 

 

Nếu muốn có nhiều cây con, bạn có thể chọn cách nhân giống bằng lá. Từ cây mẹ, chọn những lá khoẻ nằm gần sát gốc rồi ngắt cả phần cuống. Ngâm phần cuống vào nước kích rễ khoảng 2 giờ đồng hồ rồi cắm sâu 1cm vào chậu đất.

Duy trì độ ẩm chậu đất bằng cách tưới phun sương 2 – 3 ngày/lần. Sau khoảng 1 tháng thì lá này sẽ ra rễ và sinh trưởng thành cây con. Nhược điểm của cách nhân giống bằng lá là mất nhiều thời gian để cây con lớn.

Còn với cách nhân giống bằng cành, gia chủ chọn ra những cành không sâu bệnh, tỉa bớt phần lá sát gốc rồi cắt rời khỏi cây mẹ. Sau khi vết cắt khô, mang cành giâm xuống chậu đất đã chuẩn bị sẵn.

Dùng thuốc kích rễ hoà với nước để tưới ẩm đất lần đầu. Sau đó, cứ 2 – 3 ngày tưới một lần để duy trì độ ẩm. Khoảng 1 tháng sau thì cành giâm sẽ ra rễ, bám chắc vào đất.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

- Bệnh hại:

  • Cây Kim Tiền bị vàng lá, rụng lá:

Bệnh vàng lá hoặc lá rụng nhiều ở cây Kim Tiền liên quan đến chế độ tưới nước cho cây. Cây Kim Tiền thuộc dòng cây mọng nước, chịu hạn tốt, có thể sống trong tình trạng thiếu nước. Cũng chính vì thế mà cây cực kỳ ghét môi trường ẩm ướt. Tưới quá nhiều nước hoặc để đất ngập nước sẽ dễ làm úng lá vàng lá.

Tuy nhiên, lá cũng sẽ vàng và rụng khi tình trạng thiếu nước kéo dài. Đó là cách cây thích nghi bằng việc giảm tỉ lệ mất nước. Đồng thời, việc trồng cây ở môi trường ánh nắng mạnh, gay gắt cũng khiến lá vàng hoặc cháy lá.

 

  • Cây Kim Tiền bị thối rễ, thối thân:

Nếu lá cây chuyển sang màu vàng cùng lúc thân cây nghiêng xuống và mùi khó chịu bốc lên từ đất, khẳng định là cây Kim Tiền đã bị thối rễ. Gây nên tình trạng này là do bạn để cây ngập nước lâu ngày. Ở giai đoạn đầu bị thối gốc, bạn vẫn còn hi vọng cứu chữa cho cây.

Người trồng nhấc cây Kim Tiền lên khỏi mặt đất và giải phóng rễ khỏi đất. Cắt bỏ phần rễ bị thối, hoặc có thể cắt hết hoàn toàn bộ rễ. Nhánh Kim Tiền có thể mọc rễ ngay sau đó nên bạn không phải lo lắng về điều này.

Thay đất cũ bằng đất khô, tươi và trồng cây Kim Tiền trở lại. Mách bạn mẹo chọn đất mới đó là: trộn hỗn hợp đất cát + mùn cưa + xơ dừa + tro trấu + phân hữu cơ. Giữ cho đất chỉ hơi ẩm nhẹ trong hai đến ba ngày đầu. Nếu cắt bỏ hết rễ thì nên dùng thêm thuốc kích mọc rễ cho cây.

 

- Sâu hại

Cây Kim Tiền bị rệp hoặc sâu bọ tấn công:

Thường thì rệp trắng và nhện đỏ nhỏ hay tấn công cây Kim Tiền. Quan sát bề mặt dưới của lá và rìa lá, bạn sẽ bắt gặp nhiều rệp bám ở đó (bề mặt phía trên của lá nhẵn bóng nên khó bám hơn). Mạng nhện trắng đục cũng hình thành ở mặt dưới lá hoặc nách lá.

Ở mức độ nhẹ, người trồng có thể dùng tay bắt rệp, gỡ mạng nhện. Cùng với đó là dùng nước xà phòng xịt lên lá, dùng nước muối lau sạch lá. Những lá bị tấn công cần phải được loại bỏ để tránh lây lan. Rệp và nhện bám quá nhiều thì bạn nên dùng thuốc trừ sâu để phun.

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng