| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Hoa Đào

Mã sản phẩm: CHĐ-013
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Hoa Đào là loại cây mang tính biểu tượng về may mắn, hy vọng của người dân Việt Nam. Nước ta có truyền thống sử dụng cây hoa đào vào dịp Tết Nguyên Đán, những ngày sát tết, giá cây đào cảnh tăng gấp nhiều lần so với những dịp khác, điều này giúp bà con nông dân trồng đào cảnh thu lại lợi nhuận lớn.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY Hoa đào

- Tên thường gọi: Cây Hoa Đào

- Tên khoa học:Prunus persica

- Họ: Hoa hồng

- Nguồn gốc: Trung Quốc

 

1. Đặc điểm hình thái

Là cây thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 5-10m. Thân cây cao, phân nhánh nhiều từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, xù xì, những cây trồng lâu năm có gốc khá lớn.

Đây là loại cây rụng lá theo mùa, lá cây có hình mũi mác chiều dài từ 7-15cm và chiều rộng khoảng 2-3cm. Hoa nở vào đâu mùa xuân, sau khi hoa tàn cây mới ra lá trở lại.

Hoa đào có 2 dạng đó là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, mỗi bông hoa có đường kính từ 2,5-3cm có màu hồng đậm, hồng nhạt, hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, xinh đẹp, kích thước cánh hoa nhỏ.

Cây hoa đào cũng có quả, loại cây chỉ chơi hoa làm cảnh thì hoa khá đẹp, to, màu sắc sặc sỡ nhưng quả nhỏ, ăn có vị đắng chát, còn cây trồng ra quả thìa ngược lại, quả đào có một hạt bọc trong lớp gỗ cứng, thịt quả có màu vàng hay trắng, ăn có vị ngọt, rất thơm ngon, phía bên ngoài vỏ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mại, ...

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Là loài cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn, chịu ngập kém, độ ẩm đất cần thiết cho cây sinh trưởng nằm trong khoảng 60 - 70%. chống chịu được sâu bệnh rất tốt, và thời gian sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh gấp nhiều lần so với những loại cây khác.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Công dụng của cây đào tết đẹp không chỉ là giúp mang lại hương vị tết. Đặc biệt hơn, cây này còn mang ý nghĩa đối với sức khỏe và sắc đẹp cho chúng ta.

 

Trang trí, biểu tượng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Vào mỗi ngày tết nếu chưa thấy cành đào đẹp là chưa có tết, nó mang một ý nghĩa tâm linh to lớn, tượng trưng cho những điều may mắn, suôn sẻ, hạnh phúc, đoàn viên. Nó còn giúp xua đuổi bách quỷ mang đến cuộc sống yên bình, an khang, thịnh vượng.

 

Công dụng của hoa đào trong y học

- Rễ Đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da.

- Nhựa thân cây Đào: Chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản.

- Cành Đào: Chữa sốt rét.

- Lá Đào: Có amygdalin, axit tanic, cumarin. Thường dùng lá Đào diệt sâu bọ: Ngâm vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo.

- Hoa Đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu. Dầu hoa Đào làm kem bôi mặt, da mặt sẽ mịn màng, …

 

Giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng của quả đào

Đào là một trong những cây ăn quả quan trọng nhất, sản lượng toàn thế giới hàng năm đạt tới 7 - 8 triệu tấn.

Ở nước ta, Đào được trồng nhiều ở các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đào cũng được trồng ở vùng núi các tỉnh miền Bắc nhưng hiệu quả kinh tế kém, ở vùng đồng bằng, Đào được trồng chủ yếu để cho hoa là chính.

 

2. Trong phong thủy

Hình ảnh cây hoa Đào ngày tết có lẽ là hình ảnh đẹp nhất, nó dường như đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, trở thành một biểu tượng cho ngày Tết ở miền Bắc. Hoa đào không chỉ là sắc hoa để tô điểm cho không gian ngày Tết, mà phía sau sắc hương của hoa là tầng tầng ý nghĩa được gửi gắm từ bao đời nay vào ngày Tết cổ truyền.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY HOA ĐÀO

1. Nước

Tưới đều trên xung quanh gốc đào hoặc tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm. Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh thì tưới 2 lần/ngày (tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát), trời rét thì tưới 1 lần/ngày (tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều).

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Ánh sáng là yếu tố quan trọng cho đào phát triển thuận lợi, cây đào không thích hợp với bóng râm cũng như trồng trong nhà.

Cây hoa đào phát triển tốt ở ngưỡng nhiệt độ từ 20 - 30 độ C.

 

3. Đất trồng

Cây Đào không kén đất, đất thích hợp là loại đất thịt nặng hoặc đất thịt pha cát, không bị ngập úng, có độ pH 5,6 – 6,5. Đất phải làm kỹ, lên luống cao. - Tưới nước: áp dụng tưới mặt kết hợp với tưới rãnh.

 

4. Phân bón

Sau khi trồng cần bón phân đinh kì 3 tháng / lần. Liều lượng bón mỗi lần từ 0,2-0,3 kg NPK. Tháng 8 ,9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nẩy nhiều hoa và to hơn. Hoa Đào ưa phân bắc đã ủ kỹ hoặc ngâm ngấu , nước tiểu , đạm ure.

 

5. Nhân giống

Có 2 phương pháp nhân giống cây hoa đào là phương pháp gieo hạt và ghép cành. Thông thường, nhiều người lựa chọn nhân giống cây đào bằng phương pháp ghép cành để thực hiện nhằm rút ngắn thời gian hơn so với phương pháp gieo hạt.

Cách làm như sau:

 

Lựa chọn cành ghép

Nên chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bọ, chọn những cành có tuổi thọ ít nhất từ 1 năm để đảm bảo cây phát triển nhanh và tốt.

 

Phương pháp ghép

Ghép áp:

Cắt đoạn từ 6 – 10cm bỏ các phần ngọn và mầm yếu, giữ lại khoảng 2 – 3 mắt.

 

Cắt cây gốc ghép: Chọn phía gốc ghép trơn nhẵn dài 3-4 cm, rạch một vết dao nghiêng 45 độ hướng lên trên để cắt 1/3 lớp gỗ, chừa lại 2-3 lá thật trên gốc ghép. Đối với chồi ghép cũng vạt một mặt xiên tương tự, sau đó tiến hành áp mặt cắt của chồi ghép vào gốc ghép để ghép.

 

Cắt ghép cành: Nên đặt mặt dài của cành ghép vào trong, sau đó dùng ni lông tự phân hủy quấn chặt từ dưới lên quanh vết ghép theo hình tròn để cố định.

 

Ghép mắt nhỏ có gỗ:

Cây đào được trồng thành vườn, hoa bắt đầu nở

Chọn gốc ghép cách mặt đất khoảng từ 20 – 25cm.

Cắt lấy mắt ghép: Vết cắt ở gốc phải bằng với kích thước của cành ghép, cách mắt dưới khoảng 1/2 cm.

Cấy mắt ghép vào gốc sau đó cố định lại cành ghép trên gốc bằng nilong.

Chờ cành ghép phát triển (khoảng từ 2 – 4 tuần) lúc này có thể cắt tháo dây buộc.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

- Các loại sâu hại chính là: rệp, nhện đỏ... Có thể dùng Carate 2,5EC, Supracide 40ND, Ortus 5 SC, Pegasus, ...

- Các loại bệnh thường gặp là: đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt, thán thư, đốm mắt cua, chảy gôm, ... Có thể dùng một số thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb 80WP, Anvil 5EC, Peroxin 02 – 0,4%, Bayfidan 259 EC, Aliette 80WP;

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng