| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Hạnh Phúc chi

Mã sản phẩm: HPC-011
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Hạnh Phúc biểu trưng cho sự tinh tế và độc đáo trong tính cách của người sở hữu. Đồng thời, nó còn là loài cây phong thuỷ cát tường, giúp gắn kết những thành viên trong gia đình, giữ gìn hoà khí và mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc và may mắn về tài lộc.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY HẠNH PHÚC CHI

  • Tên thường gọi: Hạnh phúc
  • Tên khoa học: Radermachera sinica
  • Họ: Bignoniaceae (Chùm ớt)
  • Nguồn gốc: Trung Quốc, các nước Đông Nam Á

 

1. Đặc điểm hình thái

Về đặc điểm hình thái, cây hạnh phúc thuộc họ cây thân gỗ. Khi trưởng thành, cây có thể cao từ 1-3m nếu sinh trưởng trong môi trường tự nhiên và chỉ 1.4-1.6m nếu được trồng trong nhà.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Hạnh phúc là loài cây thân gỗ nên có sức sống bền bỉ và tuổi thọ lâu dài. Cây dễ trồng và chăm sóc ngay cả trong môi trường văn phòng có điều hòa.

Nếu đặt trong không gian nhỏ và không có ánh nắng mặt trời, lá cây Hạnh Phúc sẽ có màu xanh nhạt, sự phát triển của cây chậm hơn, những tán lá cũng thưa hơn và cây gần như hiếm khi ra hoa.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Tác dụng của cây hạnh phúc là làm đẹp và giúp không gian xanh mát, trong lành nhờ sở hữu bộ lá xanh mượt. Hơn nữa cây còn đóng vai trò là một máy lọc không khí, hấp thụ những khí độc, bụi bẩn trong nhà, giúp không khí trong lành.

 

 

2. Trong phong thủy

Theo dân gian, sắc xanh đặc trưng của cây hạnh phúc thể hiện niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Đối với những ai đang gặp khó khăn trong cuộc sống, loài cây này sẽ truyền đến họ một nguồn năng lượng tích cực, giúp họ vững tin vào tương lai tốt đẹp hơn đang đến.

Ngoài ra, cây hạnh phúc còn biểu trưng cho sự tinh tế và độc đáo trong tính cách của người sở hữu. Đồng thời, nó còn là loài cây phong thuỷ cát tường, giúp gắn kết những thành viên trong gia đình, giữ gìn hoà khí và mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc và may mắn về tài lộc.

Theo quan niệm về Ngũ hành của phương Đông, màu xanh đậm của cây hạnh phúc sẽ rất hợp với mệnh Kim. Đồng thời, Kim sinh Thuỷ nên loài cây này cũng rất phù hợp với người mang bản mệnh Thuỷ. Khi trồng cây trong nhà, những người mệnh này sẽ có nhiều may mắn, tài lộc, hoặc có cảm giác thư thái và động lực làm việc hơn.

Tuy nhiên trên thực tế, cây hạnh phúc không kén phong thuỷ, có thể phù hợp với cả 12 con giáp. Vì vậy, dù bạn sinh năm bao nhiêu, tuổi nào hay bản mệnh gì cũng có thể trồng cây hạnh phúc trong nhà để cải thiện tinh thần và tiếp thêm vượng khí.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY HẠNH PHÚC CHI

1. Nước

Bạn nên tưới cho cây mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối nếu trồng cây ngoài trời và 3 lần/tuần nếu trồng cây trong nhà hoặc nơi khuất nắng. Bạn có thể điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp để đất không quá khô.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Cây thích nghi rất tốt với khí hậu Việt Nam vì có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là từ 18-28 độ C. Bạn cần để cây ở nơi có ánh sáng ít nhất 1 tiếng/ngày để cây có thể quang hợp. Lưu ý tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lớn hơn 40 độ C vì có thể làm lá cây héo úa.

 

3. Đất trồng

Bạn cần chọn loại đất tơi, xốp và giữ ẩm tốt. Bạn có thể bổ sung xơ dừa, mùn tơi hoặc phân bón để duy trì độ ẩm tốt hơn.

 

4. Phân bón

Cứ cách 4-5 tháng bạn bón phân 1 lần bằng các loại phân chuồng, mùn cưa kết hợp với hợp chất NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

 

5. Nhân giống

Có hai phương pháp trồng phổ biến là: Trồng bằng cây con và chiết cành.

 

Trồng bằng cây con:

Công đoạn đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị đất trồng. Bạn cần đào đất với chiều rộng gấp 3 lần và chiều sâu bằng với bầu cây giống. Tiếp đó, bạn nhẹ nhàng xé phần nilon bao quanh bầu đất, cho cây xuống hố rồi lấp đất lại. Bạn lưu ý không nên nén đất quá chặt.

Sau vài ngày, cây sẽ bén rễ và sinh trưởng bình thường. Bạn cần tưới nước đầy đủ để tạo độ ẩm cho đất.

Trong trường hợp bạn muốn trong cây vào chậu, thì đầu tiên, bạn cho vào một lớp đất nền cao bằng ⅓ chậu, sau cho cây vào rồi lấp đất lại. Bạn lưu ý tưới nước thường xuyên và cần đục sẵn lỗ dưới đáy chậu để có thể thoát nước, tránh để cây bị ngập úng và thối rễ.

 

Trồng bằng phương pháp chiết cành

Tương tự như cách chiết cành ở các loại cây khác, bạn nên lựa chọn cành khỏe mạnh, lá xanh, không sâu bệnh. Sau đó, bạn tiến hành khoanh vỏ cây rồi đắp bầu.

Khi nào cành ra rễ thì cắt và trồng vào chậu, tương tự như cách trồng cây con đã mô tả.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây có thể gặp các bệnh thông thường như đốm lá, rầy, thối rễ, vì vậy bạn cần lưu ý cắt bỏ lá/cành già, kém phát triển và bị sâu bệnh. Nếu cây bị bệnh nghiêm trọng hơn, bạn có thể mua thuốc trị sâu rầy về phun.

 

 

 

 

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng