Cây Dứa Cảnh nến là biểu tượng của ngọn lửa ấm áp của tình yêu để mang lại hạnh phúc cho gia đình. Đồng thời, nó còn mang một ý nghĩa về sự cầu chúc cho một năm sung túc sum vầy. Vì thế mà thường được dùng làm quà tặng cho người thân trong dịp lễ Tế như cách thể hiện tình cảm và thay những lời muốn gửi gắm.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY DỨA CẢNH
1. Đặc điểm hình thái
Cây Dứa Cảnh Nến thuộc dòng cây thân cỏ, có thân giả được tạo bởi những bẹ lá chụm lại với nhau. Cây có tuổi thọ lâu đời, sống phụ sinh, là có hình lưỡi giáo, dài, nhọn dần về phía đầu, lá mền và quanh lá không có răng cưa, mặt lá nhẵn bóng và xanh tốt quanh năm.
2. Đặc điểm sinh học
Là loài cây không thể chịu được ánh nắng quá gay gắt
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Được xem là một loài cây nội thất, dứa nến được trồng ở rất nhiều nơi để trang trí, tạo nên vẻ đẹp cho không gian ở những nơi học tập và làm việc cho đến nơi thư giãn.
Không chỉ ngày Tết cây dứa nến mới được sử dụng làm món quà tặng độc đáo. Hầu như bất cứ khi nào, miễn là lúc ấy người ta muốn thể hiện tình cảm với nhau đều dành tặng cho nhau những cây dứa nến tuyệt đẹp.
2. Trong phong thủy
Cây dứa cảnh được ưa chuộng trồng khắp nơi là vì ngoài ý nghĩa làm cảnh cây còn mang ý nghĩa phong thủy mang may mắn, tài lộc nhất là vào dịp Tết nguyên đán. Ngoài ra cây còn thể hiện sự chào đón, vui tươi niềm nở của gia chủ bởi hình dáng cây như một ngọn nến pháo lúc nào cũng “nổ” cũng đầy sắc màu.
Cây có màu hoa chủ yếu là màu đỏ, rất hợp làm cây phong thủy với người mệnh hỏa và mệnh mộc, ngoài ra cây còn có loại hoa màu vàng phù hợp với người mệnh kim và thủy.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY DỨA CẢNH NẾN
1. Nước
Tùy vào điều kiện thời tiết và nơi đặt cây mà ta có cách tưới phù hợp, khi cây thiếu nước lá có biểu hiện mềm, lá hơi rủ. Trung bình thường tưới 1 -2 lần/tuần. Mỗi lần tưới đủ ẩm đất là được, tránh để cây úng nước lâu ngày.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Thích hợp nơi có khí hậu mát và thoáng, tránh nắng gắt mùa hè, thích nắng mùa đông, nắng buổi sớm và chiều muộn. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển mạnh là từ 18 đến 24 °C.
3. Đất trồng
Là cây dễ sống nên thích nghi với nhiều loài đất. Nhưng tốt nhất là chọn lựa đất màu mỡ, giàu mùn, tơi xốp và thoát nước nhanh. Chẳng hạn kết hợp pha trộn đất phù sa với 1/3 lượng trấu (có trấu hun thì càng tốt ) và trộn thêm xỉ than để cây kim tiền dễ dàng thoát nước ngoài ra trộn thêm một ít lân để kích thích sự ra rễ. Tuy nhiên sau một thời gian trồng cây cũng nên thường xuyên bón thêm phân định kỳ 4 tuần/ 1 lần, ngoài ra 4-5 tháng nên thay đất hoặc xới xáo cho đất được tơi xốp để cây được sinh trưởng tốt hơn.
4. Phân bón
Loại đất ưa thích đối với cây là đất thoáng có độ mùn cao, có thể trộn đất thường với xỉ than đun rồi đập vụn, thêm tro, trấu hun, sơ dừa, phân bò… Nếu cây có biểu hiện còi cọc thiếu dinh dưỡng, ta có thể thay đất cho cây hoặc rắc phân đạm, NPK, …
5. Nhân giống
Với đặc tính phát triển theo bụi thì cách nhân giống tốt nhất đó là tách bụi.
6. Sâu bệnh thường gặp
Gốc rễ của cây bị thối rữa từ bên dưới do đất quá ẩm ướt, khiến cho lá cây vàng và cây sẽ bị chết nếu để lâu.
Lá cây bị đốt cháy do sử dụng quá nhiều phân bón.
Lá cây không xanh, bóng mượt do bị thiếu ánh sáng.
Độ ẩm thấp khiến lá bị cong, cuộn lại.
Các bệnh trên đều tác động trực tiếp đến quá trình ra hoa của cây sau này nên mọi người chú ý chăm sóc theo đúng quy trình. Thường loại cây này sẽ nở hoa vào cuối mùa đông và qua giữa hè nên cần có cách chăm sóc cho phù hợp.