| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Cúc Tần Ấn Độ

Mã sản phẩm: CCTAĐ-001
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Cúc Tần Ấn Độ được biết đến là cây thân rũ có tốc độ phát triển nhanh và luôn tươi tốt quanh năm; cây thường được trồng để tạo tấm chén che nắng tốt ở các khu vực ban công, sân thượng ở những nơi nhiều nắng, … đồng thời cây cũng có tác dụng lọc không khí rất tốt đem lại không gian tưới mát, trong lành.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY cúc tần ấn độ

- Tên thường gọi: Cúc tần Ấn Độ

- Tên khoa học: Vernonia Eliptica

- Họ: Asteraceae (Cúc)

- Nguồn gốc: Ấn Độ

 

1. Đặc điểm hình thái

Đây là loài cây thân gỗ thuộc dạng leo, nếu phát triển trong điều kiện lý tưởng cây có thể leo đến 30m.

Thân cây có màu xanh nhạt về già sẽ hóa thành gỗ và chuyển sang màu nâu.

Lá của cây dài từ 3 - 10cm và có dạng hình trứng nhỏ dần về phía đầu.Lá khi còn non sẽ có màu xanh nhạt, khi già sẽ đậm dần. Lá của cây không mọc đối xứng mà thường mọc xen kẽ với mật độ rất dày.

Hoa của cây khi nở thường tạo thành các chùm, mỗi chùm sẽ có 5 bông. Cánh hoa nhỏ nhắn có màu trắng hoặc có màu hồng nhạt nhẹ nhàng.

Quả của dây cúc tần Ấn Độ có màu nâu và hình dạng trụ với 5 góc.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây cúc tần có một tốc độ sinh trưởng và phát triển vô cùng mạnh mẽ vì nó luôn xanh tốt quanh năm. Chính vì đặc điểm này mà loại cây này được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn làm cây cảnh trang trí trong nhà.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Cúc tần Ấn Độ không chỉ đẹp mà còn được biết đến với rất nhiều lợi ích trong đời sống như:

 

Ứng dụng trong làm thuốc

Không chỉ được trồng nhiều với mục đích trang trí, loài cây này còn được sử dụng làm thuốc. Cây có chứa vitamin C, protein, chất vô cơ, sắt và một số thành phần khác. Cả thân, lá và rễ của cây đều được ứng dụng vào làm thuốc.

Theo Đông Y cây còn có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm và sát trùng. Giúp người dùng khắc phục được chứng chán ăn, giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt.

 

Thanh lọc không khí

Tại các thành phố lớn, khói bụi luôn là một bài toán khó và đau đầu. Lượng khí bụi ngày càng tăng cao đã phần nào gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Do đó, việc trồng cây được xem là giải pháp rất hoàn hảo giúp thanh lọc không khí thêm trong lành.

Ngoài ra, trồng cúc tần Ấn Độ sẽ giúp ngăn chặn được bụi bẩn đồng thời giúp cân bằng độ ẩm và bổ sung thêm oxy cho không gian.

 

Giúp cho không gian thêm xanh mát

Loài cây này thường được trồng rất nhiều tại các quán ăn, quán cafe. Chúng mang đến sự mát mẻ và cảm giác dễ chịu cho không gian. Ngoài ra cúc tần ấn độ trồng ban công cũng được xem là vị trí lý tưởng để trồng cây tạo điểm nhấn mới mang đến cảm giác dễ chịu mỗi khi nhìn vào.

Mỗi khi mùa hè đến cây mang đến bóng mát giúp ngăn chặn được ánh nắng trực tiếp chiếu vào, giúp cho không gian thêm mát mẻ hoen. Không những vậy khi mùa đông gió lạnh sẽ bị bức tường này chắn lại giúp cho bầu không khí bên trong luôn có sự ấm áp.

 

2. Trong phong thủy

Khúc tần Ấn Độ không chỉ là một loài cây trồng trang trí mang lại sự tươi mát cho không gian mà nó còn mang nhiều ý nghĩa trong phong thuỷ. Khi trồng loài cây này trong nhà sẽ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình, mang đến không khí sum vầy và đầm ấm.

Cây có lá mọc rất dày được xem là biểu tượng của sự sinh sôi và phát triển lên từng ngày. Vì vậy, khi trồng loài cây này trong nhà được xem là một cách giúp cho cuộc sống gia đình hạnh phúc và ấm no.

Màu xanh của lá cây là biểu tượng của sự mới mẻ và tràn đầy năng lượng. Mang đến cho gia chủ những điều tích cực trong cuộc sống. Bên cạnh những ý nghĩa trên loài cây này còn được xem là biểu tượng của sự may mắn và bình yên.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY CÚC TẦN ẤN ĐỘ

1. Nước

Cây không cần quá nhiều nước nên bạn có thể tưới cây 2 lần một ngày vào sáng sớm và chiều tối là được.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Bạn hãy trồng cây trong khu vực có bóng râm để cây phát triển nhanh hơn nhé. Cây có thể chịu được cả nhiệt độ nóng và lạnh nên bạn không cần phải quá quan tâm về vấn đề thời tiết.

 

3. Đất trồng

Cúc tấn Ấn Độ là loại cây không hề kén đất trồng, bất cứ loại đất nào có đủ dinh dưỡng đều rất thích hợp để trồng cây. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên loại đất trồng có nhiều mùn để cây phát triển tốt nhất.

 

4. Phân bón

Cứ 1 tháng thì bạn nên bón phân cho cây từ 1 - 2 lần để cây phát triển tốt nhất. Khi mới mang cây về trồng bạn nên bổ sung thêm phân hữu cơ với tỷ lệ đạm cao.

 

5. Nhân giống

Để nhân giống cúc tần Ấn Độ có thể sử dụng phương pháp giâm cành. Đây là một phương pháp được nhiều nhà vườn sử dụng thường xuyên. Để nhân giống bạn thực hiện như sau:

- Chọn những cành khoẻ mạnh và không bị sâu bệnh, chọn cành già và nâu. Cắt cành thành từng khúc ngắn từ 20 -25cm.

- Sau đó nhúng một đầu của cành vào thuốc kích rễ rồi để ráo thuốc.

- Lựa chọn các khu vực đất thông thoáng và mát, có nắng để giâm cành đã được chuẩn bị trước.

- Bạn chỉ cần giữ cho giá thể đủ ẩm, sau một thời gian cành sẽ bắt đầu ra rễ, lúc này có thể mang cành đi trồng.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây cúc tần bị rầy phấn trắng. Biểu hiện: Ở trên lá thường thì lá non và ngọn bị rầy chích, biến dạng và lá non cong lại, không lớn; lá bị vàng dần chuyển sang khô và rụng. Rệp gây hại ở rễ làm thúi rễ và cây bị chết khô hoặc còi cọc, chậm lớn.

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng