| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Cúc Đại Đoá

Mã sản phẩm: CCDD-004
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Hoa cúc đại đóa là một trong những loài hoa được dùng để trang trí phổ biến vào dịp tết nguyên đán ở nước ta. Vào mỗi độ xuân về, những chậu hoa nhiều màu sắc, trong đó nổi bật là màu vàng được bày bán khắp nơi. Vẻ ngoài rực rỡ của những đóa cúc đại đóa càng khiến cho không khí ngày xuân thêm vui tươi, ấm áp. Hoa cúc đại đóa bao nhiều ý nghĩa tốt lành, thịnh vượng nên rất hợp để trang hoàng nhà cửa vào dịp đầu xuân năm mới.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY cúc đại đoá

- Tên thường gọi: Hoa Cúc Đại Đoá

- Tên khoa học: Chrysanthemum mor

- Họ: Cúc

- Nguồn gốc: Nhật Bản và Trung Quốc

 

1. Đặc điểm hình thái

Cúc đại đóa là loài cây sống hàng năm. Chúng thường mọc thành từng bụi. So với họ hàng nhà cúc thì cúc đại đóa là giống cúc có thân khá cao với chiều cao trung bình của cây thường dao động từ 1,2 đến 1,3m. Cây cúc đại đóa thường phân nhánh ngay từ gốc, thân cành cây có nhiều lá mọc cách nhau.

Thân màu xanh đậm. Về phía gần dưới gốc, một số cây thường có màu nâu xám.

Lá màu xanh đậm.Mặt trên của lá có màu đậm hơn mặt dưới,  mặt trên của lá nhám. Lá cây được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mại màu trắng. Nhìn chung, lá cúc đại đóa có nhiều nét tương đồng so với lá của các loài cúc khác như có mép lá xẻ thùy và lá nhọn ở phía đầu. Lá cúc đại đóa có kích thước to hơn một số loài cúc khác.

Hoa mọc ở đầu ngọn cây và đầu những cành lớn. Hoa cúc đại đóa mọc đơn chứ không mọc từng chùm. Hoa cúc có kích thước lớn với đường kính trung bình của hoa khoảng từ 10 -15cm. M

Hạt nhỏ và dài được chọn lọc bảo quản sử dụng nhân giống làm cây con, được trồng nở hoa quanh năm.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cúc Đại Đóa là loài cây rất ưa ánh sáng. Do đó, bạn cũng nên lưu ý chọn những địa điểm thông thoáng và có nhiều ánh sáng khi trồng. Vì, điều này sẽ làm cho cây phát triển tốt và hoa sẽ nở chất lượng hơn đấy.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Hoa cúc đại đóa thường được dùng để pha trà. Trà hoa cúc là loại trà được nhiều người ưa chuộng và rất tốt cho sức khỏe. Thông thường, người ta sẽ nhặt lấy những cánh hoa cúc, sau đó đem phơi khô hoặc sấy. Ngoài nguyên liệu chính là trà và hoa cúc, người ta còn cho thêm 1 số loại nguyên liệu như vỏ quýt, cam thảo để làm trà hoa cúc thảo dược.

Trà hoa cúc thảo dược có công dụng thư giãn, mang đến cảm giác thư thái, tốt cho hệ thần kinh của người dùng. Trà còn có công dụng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Cúc đại đóa là một trong những loài hoa được ưa chuộng hàng đầu ở nước ta vào mỗi dịp tết. Loài hoa có vẻ ngoài nổi bật cùng ý nghĩa thịnh vượng tốt lành luôn khiến nhiều người yêu hoa say đắm.

 

2. Trong phong thủy

Hoa cúc đại đóa thường được mọi người dùng để chưng bàn thờ, trang trí nhà cửa trong ngày tết. Người ta tin hoa cúc đại đóa được trồng trong nhà sẽ mang vượng khí thịnh vượng cho gia đình. Loài hoa này còn mang ý nghĩa tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho con người đi qua giông bão, khó khăn trong cuộc sống.

Ở một số nơi, hoa cúc đại đóa còn tượng trưng cho ngọn lửa nhỏ trong gia đình. Nó giúp thắp sáng niềm tin, sự ấm áp trong nhà. Khiến con người dù có đi đâu vẫn muốn quay về. Hoa cúc đại đóa màu vàng tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn tụ  của các thành viên trong gia đình.

Hoa cúc đại đóa còn mang biểu tượng cho niềm hy vọng về một cuộc sống, khởi đầu mới với vô vàn  điều tốt lành, may mắn. Vì vậy hoa được nhiều gia đình Việt Nam dùng để trang trí nhà cửa trong mỗi dịp tết đến, xuân về. 

 

C. CÁCH CHĂM SÓC HOA CÚC ĐẠI ĐOÁ

1. Nước

Tưới nước cho cây cúc đại đóa cũng nên lưu ý không tưới quá nhiều, 2 ngày ta mới tưới 1 lần là hợp lý nhất, khi tưới nên nhớ tưới vào xung quanh gốc cây và cần lưu ý kiểm tra độ ẩm trước khi tưới nhé nếu đất khô thì ta tưới nhiều còn nếu ẩm tưới ít hoặc có thể ngưng không tưới.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Ta cũng nên trồng cây ở nơi thoáng, đủ ánh sáng để cây quang hợp và phát triển như thế hoa mới cho màu đẹp nhất, to nhất.

 

3. Đất trồng

Hỗn hợp đất trồng cây cúc đại đóa nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt, đất trồng gồm phân bò hoai, tro trấu, xơ dừa, cát, phân lân theo tỷ lệ 1:1:1:1, tất cả hỡn hợp trên phải được sử lý sau đó trộn đều với đất sạch để trồng cây.

 

4. Phân bón

Để cây ra hoa đẹp, hoa to và nhiều bạn phải có chế độ phân bón thích hợp. Ở từng giai đoạn chúng ta sử dụng loại phân bón khác nhau. Nên kết hợp phân bón lá và phân bón qua rễ sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và đẹp hơn.

Từ 1-2 tháng sau trồng: Sử dụng phân bón có hàm lượng Đạm (N) và Lân (P) cao, bón NPK 16.16-8 +TE cho giai đoạn này, định kỳ bón 1 tháng/lần. Bên cạnh đó kết hợp phân bón lá có nhiều dinh dưỡng vi lượng như loại phân bón NPK 13.13.8 +TE phun qua lá định kì 1 tuần/lần.

Từ tháng thứ 3 chúng ta nên đổi loại phân bón, sử dụng loại phân bón có hàm lượng Kaly (K) cao sẽ giúp cây phân hóa mầm hoa, hoa ra nhiều và hoa to. Dùng loại phân NPK 16.8.18+TE bón vào gốc cho cây. Kết hợp phân bón lá dạng nước có NPK 10.10.18+TE định kì phun 7 ngày/lần nhằm mang hiệu quả tối đa.

 

5. Nhân giống

Giâm ngọn:

Là phương pháp thông dụng nhất. Khi cây hoa cúc đã tàn, cắt bỏ phần trên cách mặt đất 10 - 15cm. Sau 15 ngày cây sẽ đâm ra nhiều tược. Cắt ngọn 6 - 7cm đem giâm. Chọn ngọn bánh tẻ để giâm vì nếu ngọn quá non làm cây dễ mất nước dẫn đến chết héo, nếu ngọn quá già sẽ không lấy được dinh dưỡng để nuôi ngọn trong thời gian chưa ra rễ.

Ngọn giâm cần cắt vát gần sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước và kích thích mau ra rễ.

Khi giâm ngọn cần chú ý:

Đất giâm ngọn phải làm kỹ, đất dễ thoát nước. Đất giâm thường là cát hoặc tro trấu.

Cắt ngọn để giâm nên cắt vào sáng sớm, cắt xong đưa ngay vào chỗ mát và giâm liền. Khoảng cách giâm 4 -5 cm, làm giàn che cho cây, để giảm nhiệt độ, tránh bốc thoát hơi nước.

Tưới 3 - 4 lần/ngày, khoảng 10 ngày sau ngọn đã ra rễ thì gỡ bỏ giàn che, chừa khoảng 50% ánh sáng nắng rọi vào cho cây quen. Sau 2 - 3 ngày thì cho nắng hoàn toàn rồi đem trồng. Thời gian giâm cây con 15 - 20 ngày.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Đối với họ hoa cúc, khi trồng thường bị một số bệnh và sâu hại tấn công như bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh chết ẻo, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt. Sâu hại như nhện đỏ, bọ ăn lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bọ trĩ, …

Để phòng bệnh hiệu quả chúng ta nên phòng ngay từ khi mới trồng. Sau khi trồng được 1 tháng bạn nên phun thuốc để phòng bệnh cho cây, phun những loại thuốc có gốc đồng nhằm đem lại hiệu quả và an toàn nhất như thuốc COC 85, Antracol 70WP. Luân phiên sử dụng thuốc nhằm đem lại hiệu quả, thường phun phòng bệnh 15 ngày/lần.

Phòng trừ sâu hại bằng cách rải thuốc vào đất khi mới trồng, thuốc có độ độc ít và an toàn như dòng Regent 0.3G rải 1-2 lần/vụ.

 

 

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng