Cọ Trơn một cái tên khi đọc nên ta đã thấy được sự khác biệt. Loài Cọ quá quen thuộc với mỗi chúng ta, khi nhắc đến Cọ người ta đã hình dung được dáng cây với những tán lá xanh xòe rộng, thân cây sần sùi do những bẹ lá già khô rụng để lại. Nhưng Cọ Trơn tại sao lại được gọi là cây Cọ Trơn? Bởi vì thân cây của nó khá nhẵn nhụi, có những vòng gân tròn nổi mờ khác hoàn toàn với giống Cọ thông thường...
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CỌ TRƠN
- Tên thường gọi: Cọ Trơn
- Tên khoa học: Livistona chinensis
- Họ: Cau
- Nguồn gốc:Cận nhiệt đới Đông Á
1. Đặc điểm hình thái
Thân Cọ Trơn có dạng hình trụ tròn. Cây trưởng thành có đường kính khoảng 30cm và chiều cao khoảng 25m. Với cây phát triển ở điều kiện tự nhiên thì chiều cao đạt 15m. Thân cây trơn nhẵn hơn so với loài Cọ thông thường.
Lá màu xanh khá bóng mọc tập trung ở phần ngọn. Lá hình quạt xòe to và nhọn về đuôi lá. Phiến lá có độ dài khoảng 1m và rất cứng, mọc chếch lên trên. Khi cây trưởng thành bẹ lá già rụng hết để lộ thân cây trơn nhẵn.
Hoa cọ mọc giữa các bẹ lá với nhau, rủ xuống. Hoa có màu vàng hoặc vàng lục. Một chùm hoa có chiều dài khoảng 20- 80cm.
Quả Cọ hình bầu dục to khoảng bằng ngón chân cái, khi còn non có màu xanh, còn khi già màu nâu đậm.
2. Đặc điểm sinh học
Cây Cọ Trơn phát triển rất chậm trong điều kiện tự nhiên. Cọ Trơn phát triển mạnh trong các điều kiện thổ nhưỡng cũng như khí hậu ở Việt Nam. Cây có khả năng chịu nhiệt độ cao cũng như khả năng chịu lạnh rất tốt. Cọ là cây ưa ánh sáng, ưa ẩm ướt ( độ ẩm khoảng 80%). Nếu cây được trồng ở nơi đủ ánh sáng thì bản lá sẽ rộng hơn so với cây thiếu ánh sáng.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Cây công trình, cảnh quan
Cây Cọ Trơn được trồng nhiều trong các công trình cảnh quan đô thị. Dùng để trang trí khuôn viên biệt thự, cạnh các bể bơi nhằm mục đích tăng mảng xanh, làm đẹp khuôn viên, điều hòa không khí.
Với dáng cây vươn thẳng hiên ngang, nó còn được trồng thành hàng tạo đường dẫn lối, để làm dải phân cách đường phố, làm cảnh hai bên lối đi.
Kinh tế
Lá Cọ khá dày và dài nên người dân hay sử dụng nó để lợp mái nhà. Búp Cọ được dùng để đan nón, mũ, làm quạt. Cuống lá Cọ rất cứng người ta thường dùng để chẻ nan đan hàng mỹ nghệ, mành Cọ hoặc chiếu Cọ.
Quả Cọ có thể ăn, món muối dưa Cọ, ỏm Cọ, ủ mầm làm giá ăn như giá đỗ ăn rất là ngon.
Dầu quả Cọ và dầu nhân cọ: trong ngành thực phẩm nó được dùng để làm dầu ăn. Nó còn được dùng làm dầu thắp, làm dung môi chế thuốc, làm mỹ phẩm, xà phòng. Ngoài ra, người ta còn dùng dầu quả – nhân cọ để chế macgarin. Dầu được ép từ Cọ còn được sử dụng trong lĩnh vực: in, sơn.
2. Trong phong thủy
Với dáng cây thẳng, sức sống khỏe. Thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau thì cây Cọ Trơn tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY CỌ TRƠN
1. Nước
Do cây có bản lá rộng nên nhu cầu nước lớn hơn những loại cây khác. Tuy nhiên nếu là cây trồng trong nhà thì không nên tưới nước nhiều. Nên tưới khoảng 3 lần/tuần tùy vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất.
Vào mùa hè nên tưới nhiều nước hơn và phủ rơm tạ ở gốc để tránh thoát hơi nước.
Mùa mưa chú ý thoát nước cho cây, tránh để đất bị ngập úng.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây Cọ Trơn trồng trong nhà nên trưng nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 40-50%, không trưng nơi quá tối. Nên đặt cây nơi gần cửa sổ, cửa kính,lối ra vào hoặc có đèn day-light để cây quang hợp và phát triển lâu bền. Nên để cây nơi có ánh sáng 2-3 giờ / ngày.
3. Đất trồng
Cây Cọ Trơn ưa đất thịt, giàu mùn, hữu cơ, và thoát nước tốt. Nên thay 1/3 lượng đất để cải tạo kết cấu và thay chậu 3-4 năm/ lần. Khi trồng nhớ đặt sỏi hoặc viên gạch to chắn ở lỗ thoát nước làm chậu không bị vít lỗ và thoát nước tốt.
4. Phân bón
Bón phân cho Cây Cọ Trơ hàng tháng với phân nhả chậm bằng cách chọc mỗi lỗ giữa chậu và gốc, độ sâu khoảng 1cm, cho mỗi lỗ 5-7 hạt, mỗi lỗ cách nhau khoảng 5-7 cm, rồi vùi đất lên tưới nước bình thường. Cách vài tháng thay đổi loại phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
5. Nhân giống
Có thế nhân giống bằng phương pháp bằng hạt:
6. Sâu bệnh thường gặp
Loại cọ này khá khỏe nên ít khi bị sâu bệnh. Những bệnh thường gặp trên cây như bệnh héo lá, bệnh đốm vàng và bệnh sâu ăn lá. Cần thường xuyên chăm sóc và theo dỏi sự phát triển của cây để phát hiện kịp thời mầm bệnh và có cách khắc phục giúp cây luôn khỏe mạnh.