Cọ gai được trồng làm cây cảnh quan khá phổ biến tại khắp các tỉnh thành nước ta. Đây là cây thường được trồng ở các công viên thành hàng, thành cụm hoặc trồng đơn lẻ chấm phá từng cây để tạo các điểm nhấn cảnh quan hay trên một số vỉa hè đường phố, khu đô thị, khuôn viên công sở, các khu văn hóa.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CỌ GAI
- Tên thường gọi: Cọ Gai
- Tên khoa học:Livistona laribus Merr.ex Champ
- Họ: Cau
- Nguồn gốc: Nhật Bản
1.Đặc điểm hình thái
Cọ Gai là cây thân cột cao 10 -12m, đường kính 25 -30cm.
Lá đơn dài 2,5 -3,5m, phiến lá xẻ thùy sâu kiểu chân vịt thành 90 -100 thùy, thùy lá Cọ Gai hình dải không rõ.
Cuống lá Cọ Gai dài 2 -3m, phủ lông nâu vàng, mép cuống lá phía gần gốc có nhiều gai thô, màu nâu, gốc phình to.
Bông mo Cọ Gai dài 1.5 -2m, chia thành 5 -8 nhánh kép, các nhánh dài 30 -40cm, phủ lông tơ màu nâu vàng.
Hoa Cọ Gai không cuống thường mọc tập trung 4 -6 hoa trong một cụm. Đài và tràng màu xanh vàng ở dạng vẩy.
Cọ Gai có quả hạch hình trứng trái xoan, đường kính 3cm, khi chín màu tím đen, cuống quả ngắn.
2. Đặc điểm sinh học
Cây cọ gai sinh trưởng tương đối chậm, sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới ẩm, thích nơi nhiều nước và ánh sáng. Tuy nhiên cây cọ gai mỗi năm chỉ ra tối đa 10- 12 lá thôi. So với các loại cây khác là cực kì ít luôn vì cây này đếm được từng lá luôn.
Cây cọ gai này rất ưa đất vùng sâu, nhiều mùn. Loài cây này thường xuất hiện ở các vùng nhiệt đới ẩm như Châu Á và đặc biệt là vùng Đông Nam Á như Ấn độ, philipin, Việt Nam…
Cây có thể sống tốt trên sườn đồi dốc hoặc được nhân giống trồng trong các khu cảnh quan xanh như công viên hay nhà ở tạo bóng mát và ít mất công cắt tỉa thường xuyên như các loại cây khác.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Cây cọ có hình thức bắt mắt và dễ chăm sóc nên được chọn làm cây cảnh trang trí. Với những cây nhỏ có thể được đặt tại phòng khách, hành lang, tiền sảnh, bàn ăn, bàn học, … Còn những cây kích cỡ to lớn sẽ được trồng tại các khuôn viên có không gian rộng.
Cây này nằm trong danh sách top 3 cây giúp lọc không khí. Giảm các chất độc hại với khả năng hấp thụ CO2, loại bỏ benzen, formaldehyde. Cây có thể hút các chất
có hại cho sức khỏe từ khói thuốc lá, khói bếp than. Loại cây này còn được cho rằng có thể đuổi các các loại côn trùng như muỗi, gián ruồi. Tóm lại, trông cây cọ giúp môi trường không khí trong lành, thêm không gian mát mẻ, xanh tươi.
Ngày xưa, lá cọ khô có còn được dùng để lợp mái nhà với dộ bền 20-30 năm. Còn bây giờ lá cọ thường được sử dụng lợp mái cho các resort, nhà hàng, … mang lại không gian mộc mạc và mát mẻ.
Ngoài ra lá cọ còn được dùng để làm decor trang trí trong các nhà hàng, khách sạn, quán cafe.
2. Trong phong thủy
Vốn là loại cây có sức sống bền bỉ trong điều kiện khắc nghiệt, khó bị quật đổ bởi gió bão. Cùng với đặc điểm lá cọ xòe rộng tròn có màu xanh thể hiện cho sức sống dẻo dai, đầy nhựa sống. Hơn nữa, lá cọ còn tượng trưng cho bàn tay giữ của, giúp thu hút tài khí cho gia chủ. Vì vậy, nhiều người trồng cọ trước hiên nhà hay trồng ở lối gần cổng với ý muốn có được nhiều tài lộc.
Đặc biệt đối với gia chủ mệnh thổ, kim rất hợp với phong thủy của loại cây này. Nhà những người này khi trồng cọ sẽ làm ăn phát đạt, cuộc sống may mắn, luôn có quý nhân phù trợ. Mọi thứ đều diễn ra thuận lợi như ý muốn của họ, không phải lo bị rơi vào trường hợp nghèo túng.
Bên cạnh biểu tượng của bàn tay hứng tài lộc, cọ có dáng thẳng màu xanh tươi được xem là loại cây trừ tà tốt. Cụ thể loài cây này có thể xua đuổi ma quỷ trêu quấy, cản khí xấu vào nhà, tránh tai ương không đáng có.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY CỌ GAI
1. Nước
Tiến hành tưới nước hàng ngày, định kì và giữ ẩm cho cây.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Đây là một cây ưa sáng nên hãy trồng cây ở những nơi đón được nhiều ánh sáng.
3. Đất trồng
Để cây phát triển tốt nhất bạn nên trộn đất thịt, bùn và phân hữu cơ lại để cây có nhiều dinh dưỡng. Nên bón thêm cho cây phân NPK trộn với phân hữu cơ khoảng 1 tháng 1 lần, giúp lá và thân luôn xanh tốt.
4. Phân bón
Bón phân cho cây cọ hàng tháng với phân nhả chậm bằng cách chọc mỗi lỗ giữa chậu và gốc, độ sâu khoảng 1cm, cho mỗi lỗ 5 đến 7 hạt, mỗi lỗ cách nhau khoảng 5 đến 7 cm, rồi vùi đất lên tưới nước bình thường. Cách vài tháng đổi phân một lần để bổ xung chất dinh dưỡng cho cây.
5. Nhân giống
Có thế nhân giống bằng phương pháp bằng hạt:
6. Sâu bệnh thường gặp
Cần thường xuyên chăm sóc và theo dõi sự phát triển của cây cọ gai để phát hiện kịp thời mầm bệnh và có cách khắc phục giúp cây luôn khỏe mạnh.