| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

Cây Cọ Dầu

Mã sản phẩm: CCD-008
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Ngày nay cây Cọ Dầu được đưa vào cảnh quan. Trồng dọc ở các lối đi trong viên có tác dụng dẫn lối và tạo bóng mát. Chúng được trồng tiểu cảnh ở nhà, cây cảnh sân vườn, biệt thự, cơ quan, dự án các khu đô thị, … góp phần tạo vẻ mĩ quan và lọc khí bụi cho môi trường.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CỌ DẦU

- Tên thường gọi:Cây Cọ Dầu

- Tên khoa học:Elaeis guineensis

- Họ: Cau

- Nguồn gốc:Tây Phi

 

1. Đặc điểm hình thái

Cọ Dầu là loại cây thân cột đơn lập hình trụ, có chiều cao từ 5-20m. Bẹ lá dài 3-5m, mỗi cây có khoảng 20-40 bẹ.

Lá Cọ Dầu nhìn khá giống với Lá Dừa và lá một loại cây cũng đang rất được yêu thích trong các công trình cảnh quan cao cấp – cây Chà Là Trung Đông. Lá có màu xanh, cuống lá có nhiều gai. Khi già lá rụng xuống để lại chân bẹ lởm nhởm quanh thân.

Hoa Cọ Dầu nhỏ, màu vàng mọc trông rất lạ mắt, nó mọc thành chùm và dày đặc. Hoa mọc chủ yếu ở phần ngọn. Mỗi bông hoa nhỏ có 3 cánh và 3 đài.

Quả Cọ Dầu có hình giống quả trứng, mọc thành buồng. Quả non có màu xanh nhạt khi chín chuyển nửa quả màu đỏ thẫm, nửa màu vàng. Mỗi quả có chứa một hạt. Quả cọ dầu khá lâu chín, sau 5-6 tháng cây mới cho một buồng cọ chín đẹp mắt. Mỗi buồng cọ có trọng lượng khoảng 30-50kg. Vỏ quả cọ dầu sơ, khi già vỏ hóa gỗ.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cọ Dầu là loại cây dễ trồng, có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Nó phù hợp với môi trường ánh sáng, ưa nắng. Cọ Dầu thích hợp với nhiều loại đất trồng nhưng khi được trồng ở nơi đất ẩm, pha cát và hơi chua thì tốc độ của cây phát triển tốt hơn, cây cũng có thể chịu được đất mặn rất tốt. Do thích nghi với đất cát và không yêu cầu lượng dinh dưỡng trong đất cao nên Cọ Dầu được ưa chuộng trồng cho các cảnh quan lớn mà đất ít có dinh dưỡng.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Cây cảnh, cây công trình

Cọ Dầu là cây công trình được trồng để làm đẹp cảnh quan đường phố, công viên, khuôn viên công sở… Ngoài ra cây còn được trồng thành hàng có tác dụng dẫn lối vào trong công viên, các khu nghỉ dưỡng, …

Nó cũng được người dân ưa chuộng trồng làm cảnh trước sân nhà. Với tán lá to tròn, xanh mượt, hình dáng cây mang nét đẹp khỏe khoắn, phong trần, người ta cho rằng trồng cây Cọ Dầu sẽ đem niềm vui, hi vọng, may mắn, nhiều tài lộc đến với gia chủ, xua đi những điều xấu, đem lại điềm lành, sinh tài giữ của.

 

Về kinh tế

Cây có dáng đẹp, lại dễ trồng nên Cọ Dầu rất được các nhà thầu công trình cảnh quan ưa chuộng. Ngoài ra, quả cọ và nhân cọ cũng có giá trị kinh tế cũng như chữa bệnh rất cao. Dầu được làm từ 2 bộ phận trên đều có tác dụng: Dầu quả cọ và dầu nhân cọ được dùng để làm dầu ăn trong ngành thực phẩm. Nó còn được dùng làm dầu thắp, làm dung môi chế thuốc, làm mỹ phẩm, xà phòng. Đây là một nguồn caroten: 400 – 600mg/kg dầu. Ngoài ra, người ta còn dùng dầu quả- nhân cọ để chế macgarin.hả năng thanh lọc không khí rất tốt và có thể xua đuổi con trùng như muỗi, gián.

 

2. Trong phong thủy

Cọ dầu là loại cây có sức sống bền bỉ, ít bị sâu bệnh và sinh trưởng tốt trong cả điều kiện khắc nghiệt mềm có tượng trưng cho sự dẻo dai. Lá cọ xoè to biểu tượng cho bàn tay giữ của, thu hút tài khí cho gia chủ. Vì vậy, nhiều người trồng cây cọ dầu ở vị trí trước hiên nhà hoặc lối gần để mang đến nhiều tài lộc.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY CỌ DẦU

1. Nước

Tiến hành tưới nước hàng ngày, định kì và giữ ẩm cho cây.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Đây là một cây ưa sáng nên hãy để cây ở những nơi đón được nhiều ánh sáng.

 

3. Đất trồng

Để cây phát triển tốt nhất bạn nên trộn đất thịt, bùn và phân hữu cơ lại để cây có nhiều dinh dưỡng. Nên bón thêm cho cây phân NPK trộn với phân hữu cơ khoảng 1 tháng 1 lần, giúp lá và thân luôn xanh tốt.

 

4. Phân bón

Bón phân cho cây cọ hàng tháng với phân nhả chậm bằng cách chọc mỗi lỗ giữa chậu và gốc, độ sâu khoảng 1cm, cho mỗi lỗ 5 đến 7 hạt, mỗi lỗ cách nhau khoảng 5 đến 7 cm, rồi vùi đất lên tưới nước bình thường. Cách vài tháng đổi phân một lần để bổ xung chất dinh dưỡng cho cây.

 

5. Nhân giống

Cọ Dầu không sinh sản ra các chồi phụ, nhân giống bằng cách gieo hạt.

Trước hết, ta làm sạch hạt Cọ Dầu, loại bỏ những hạt kém chất lượng ít khả năng nảy mầm. Sau đó ngâm hạt trong dụng dịch 3 nước sôi 2 nước lạnh. Sau 5 ngày vớt hạt ra tiếp tục ngâm hạt trong dung dịch Agriconik trong 24 tiếng. Dung dịch có tác dụng kích thích hat cọ dầu nảy mầm.

Sau 1 ngày ngâm thì vớt hạt ra phơi trong nắng nhẹ. Bạn lại tiếp tục ngâm trong dung dịch thuốc nước, làm trong 3 ngày liên tiếp. 3 ngày sau, cho hạt bao tải rồi đem ủ vào phân tươi hoặc phân chuồng.

Khoảng 4 ngày sau, đem hạt ra rửa chua có tác dụng làm sạch hạt, làm trôi các con vật định ăn lá mầm. Rồi bạn lại bỏ vào bao ủ tiếp trong phân làm như vậy trong vòng 3 lần. Sau đó đem hạt ủ vào luống gieo. Chúng ta có thể tra thẳng vào bầu hoặc bầu dinh dưỡng.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cần thường xuyên chăm sóc và theo dõi sự phát triển của cây cọ gai để phát hiện kịp thời mầm bệnh và có cách khắc phục giúp cây luôn khỏe mạnh.

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng