| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0936381556

CÂY BẠCH TRẠNG

Mã sản phẩm: CBT-003
Thương hiệu: Việt Nam
Thời gian bảo hành: Đang cập nhật

Cây Bạch Trạng hay còn gọi là cây lá trắng được trồng nhiều làm hàng rào, lối đi, trong công viên, các công trình, … Chúng được sử dụng nhiều rộng rãi khắp nơi bởi màu sắc lá nổi bật, chúng trồng thay bởi những cây ra hoa. Màu trắng vàng của lá nổi bật không kém gì các loài hoa nên đây là vẻ đặc trưng của loại cây này.

Liên hệ
Hết hàng
Hỗ trợ trực tuyến tốt nhất: 0936381556
Cần tư vấn: Tại đây
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY BẠCH TRẠNG

  • Tên thường gọi: Cây Bạch Trạng
  • Tên khoa học: Cordia latifolia
  • Họ: Vòi voi
  • Nguồn gốc: Phía tây Ấn Độ

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây Bạch trạng là loại thực vật thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 30-50cm. Cây mọc thành nhiều nhánh và có tán rộng. Vỏ cây thường khúc khủy và có màu trắng.

Bạch trạng có lá mang màu xanh bắt mắt. Điểm đặc biệt là lá có màu xanh mướt, mang lại cảm giác tươi mới và đầy sức sống. Lá cây bạch tạng có hình dạng trái xoan, thuôn dài và phình to ở phần giữa lá. Hai bên mép lá có dạng gợn sóng.

Cây bạch trạng sẽ ra hoa khi trưởng thành, hoa của cây có màu trắng vàng và tương đối nhỏ. Hoa có mùi thơm nhẹ và mọc thành từng chùm ở ngọn cây. Do đó, vào mùa hoa nở sẽ trông vô cùng nổi bật.

 

 

2 . Đặc điểm sinh học

Cây bạch trạng là loài thực vật có tốc độ sinh trưởng nhanh. Sức sống tốt, ưa sáng và chịu hạn tốt. Cây tiếp xúc được nhiều ánh sáng thì lá càng to và càng đẹp.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Là một trong các loại cây có màu lá đẹp, sinh trưởng mạnh mẽ mà không tốn nhiều công chăm sóc. Do đó, chúng thường được dùng để trồng ở các công trình, khu đô thị và sân vườn. Loài cây này có tác dụng hiệu quả trong việc cải tạo đất đai và cảnh quan môi trường sống. Chúng góp phần tạo điểm nhấn xanh cho không gian, có thể trồng thành từng thảm. Ngoài ra, bạch tạng cũng có thể trồng trong bồn để khiến không gian trở nên sinh động hơn.

 

2. Trong phong thủy

Xu hướng trồng cây cảnh làm đẹp không gian sống không chỉ phụ thuộc theo sở thích mà còn dựa trên bản mệnh. Mỗi loại cây cảnh sẽ phù hợp với từng bản mệnh khác nhau. Trồng cây hợp bản mệnh sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc và bình an cho người trồng. Ngược lại, trồng cây xung khắc với bản mệnh sẽ thường gặp xui rủi, vận hạn không mong muốn.

Chính vì vậy, bạch tạng hợp với người mệnh gì được quan tâm rất nhiều. Loài cây này thuộc thân gỗ, lá màu xanh ánh vàng nên phù hợp với những người mệnh Thổ và Mộc. Bạn có thể chọn lá trắng để trồng trong vườn nhà, đặt trên bàn làm việc,…

Không chỉ tạo điểm nhấn cho không gian, cây bạch tạng còn giúp thanh lọc bầu không khí. Trong phong thủy, cây sẽ mang lại may mắn, tài lộc và sung túc cho gia đình. Để tăng thêm giá trị thẩm mỹ, bạn nên ưu tiên chọn những chậu lá trắng có dáng cong, thế đẹp.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY BẠCH TRẠNG

1. Nước

Là loài thực vật có khả năng chịu hạn tốt. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt nhất cần đáp ứng đủ nhu cầu về nước cho cây. Bạn cần chú ý tưới nước cho cây thường xuyên vào khi mới trồng và duy trì đều đặn hàng tuần khi cây đã trưởng thành.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Bạch trạng là thực vật lưa ánh sáng. Do vậy, hãy trồng cây ở những nơi có ánh sáng mạnh và không bị che khuất. Cây càng tiếp xuacs với nhiều ánh sáng, màu sắc sẽ càng trở nên nổi bật và sắc nét hơn.

 

3. Đất trồng

Bạch trạng với sức sống khỏe, không kén đất. Cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng để cây phát triển xanh tốt quanh năm thì thích hợp nhất là đất thịt, tơi xốp, nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng. Tùy từng loại đất mà bạn có chế độ chăm bón hợp lý. Bạn có thể mua đất hữu cơ hoặc tự trộn hỗn hợp đất trồng tại nhà. Trộn 60 % đất thịt + 40 % phân chuồng hoại mục, mùn rơm rạ, tro trấu.

 

4. Phân bón

Nên bón theo liều lượng, tránh bón phân trực tiếp vào lá hay hoa. Giai đoạn đang ra hoa của cây không cần phải bón phân. Hết đợt hoa nở, ta cắt hết những bông hoa đã nở, héo, hay sắp rụng, để chừa lại những nách lá cho cây đâm nhiều cành nhỏ hơn. Cây sẽ có tán rộng, cho nhiều hoa hơn vào lứa sau. Bón phân trùng với từng đợt ra hoa của cây, cây cứ ra hoa xong thì lại tỉa và bón phân.

 

5. Nhân giống

Cây được nhân giống nằng phương pháp giâm cành. Đất giâm phải tơi xốp, nhiều mùn, dinh dưỡng. Bạn có thể bón thêm phân kích thích phát triển rễ để cành nhanh ra rễ. Chọn cành giâm trưởng thành từ những cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh. Dùng dao sắc cắt bằng phần thân, chiều dài đoạn cành giâm khoảng 20 cm. Tiến hành giâm vào nơi đất hữu cơ đã chuẩn bị trước. Tưới nước cho đất sau khi giâm. Trong giai đoạn phát triển cần chú ý chăm sóc để cây phát triển rễ.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Cây Bạch Trạng phát triển khá nhanh và khỏe do vậy nên cắt tỉa thường xuyên để tạo hình cho cây. Đồng thời sẽ hạn chết được tình trạng sâu bệnh cho cây. Khi phát triển cây bị sâu bọ tấn công, bạn có thể tiến hàng cắt tỉa các cành bị bệnh ngay. Ngoài ra, có thể sử dựng thuốc trừ sâu để phun nếu tình trạng bệnh quá nặng.

Sản phẩm bạn đã xem

Giỏ hàng